Khám phá mới

Thần đồng Việt Nam bỏ tu tiên vì quá mê thịt cầy, chỉ 1 câu nói khiến nhà Thanh không dám xem thường

Thần đồng Việt Nam bỏ tu tiên vì quá mê thịt cầy, chỉ 1 câu nói khiến nhà Thanh không dám xem thường

Việt Nam xưa có vị đại khoa nổi tiếng tên Nguyễn Đăng Cảo. Ông sinh năm 1619, tự Bá Thành, hiệu Tùng Tiên, quê ở xã Hoài Bão, huyện Tiên Du, nay là xã Liên Bảo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Sinh thời ông được gọi là thần đồng vì tài năng đọc một lần là nhớ. Sau khi ông mất người dân làng Hoài Bão đã lập đền thờ.

Nguyễn Đăng Cảo đỗ Hội nguyên, Đình nguyên, Đệ nhất giáp tiến sĩ đệ Đệ tam danh (thám hoa) vào khoa thi năm 1646, dưới thời vua Lê Chân tông. Kỳ thi năm đó triều đình không có Trạng nguyên và Bảng nhãn nên Nguyễn Đăng Cảo chẳng khác gì là người đứng đầu. Thế nên dân gian vẫn gọi ông là Đình nguyên Thám hoa.

Về sau Nguyễn Đăng Cảo còn đỗ đầu khoa Đông và làm quan trong Đông các Đại học sĩ năm 1659. Nguyễn Đăng Cảo được cử đi sứ nhà Thanh và gây ấn tượng bởi tài đối đáp. Triều Thanh mến phục tài năng của vị sứ thần nhà Lê, tặng ông danh hiệu Khôi nguyên.

nguyen-dang-cao-2
Ảnh minh họa

Lần đi sứ đó, vua Thanh để thử tài Nguyễn Đăng Cảo đã ra vế đối: “Lão khuyển lạc mao, do hướng đình tiền thệ nguyệt” (tạm dịch: Chó già rụng lông còn ngó ra sân sủa lên bóng trăng). Đáp lại, Nguyễn Đăng Cảo đối: “Tiểu oa đoản cảnh, mạn cư tỉnh để khuy tiên” (tạm dịch: Ếch con ngắn cổ, cũng dám ngồi đáy giếng ngó lên trời).

Vế đối ngang tàng này khiến vua quan nhà Thanh bất ngờ. Nó dụng ý coi triều đình này hẹp hòi như “ếch ngồi đáy giếng”. Cũng sau câu đối, nhà Thanh không còn dám xem thường sứ thần phương Nam mà sai quan tiễn sứ đoàn ra về trịnh trọng.

Tài đối đáp của Nguyễn Đăng Cảo còn vang danh thiên hạ qua nhiều màn thể hiện khác. Tiếng tăm của ông đến tai vua Thanh. Ông được mời đến làm bài phú giải thích cho chư hầu về việc róc tóc. Không rõ nội dung như thế nào, chỉ biết vua Thanh đọc xong liền khen ngợi Nguyễn Đăng Cảo lời gọn, ý tận, sâu sắc, rồi phong ông làm Khôi nguyên Bắc triều. Sứ nhà Thanh cũng nể phục vị đại thần phương Nam. Dân gian thì ca tụng ông: “Làng Bịu có đấng Thám hoa/ Tiếng bay thượng quốc gần xa biết tài”.

nguyen-dang-cao-4
Ảnh minh họa

Về sau, khi đã già, Nguyễn Đăng Cảo chống gậy đội nón, mang theo bầu nước ngao du thiên hạ. Có lần ông đến núi Lan Kha thì thấy một đạo sĩ đang ngủ trên sợi dây mắc giữa hai cái gậy. Ông liên đến quỳ gối xin bỏ hết việc đời để theo tu tiên.

Đạo sĩ liền đáp: “Ông có số nhưng không có mệnh, đừng tự làm khổ mình”. Đạo sĩ giải thích thêm, tu tiên cần ghét 3 thứ, kiêng 5 thứ. Trong đó có món thịt cầy. Nghe xong Nguyễn Đăng Cảo quả quyết mình kiêng được.

nguyen-dang-cao-1
Ảnh minh họa

Đạo sĩ giao cho Nguyễn Đăng Cảo vác gậy và dây cuốn đi. Qua nhiều sông, núi, đến gần trưa thì họ ghé một cái chợ. Mùi thịt cầy thơm nức bay ra, Nguyễn Đăng Cảo chịu không nổi liền xin đạo sĩ được ăn một bữa chót. Đạo sĩ bằng lòng, chờ Nguyễn Đăng Cảo ăn xong thì phán: “Tôi là Trần Đồ Nam, ông có số nhưng không có mệnh, đừng tự làm khổ mình nữa”. Cuối cùng đạo sĩ cho Nguyễn Đăng Cảo phương thuốc chữa bệnh cho súc vật rồi biến mất.

 

Vương triều phong kiến duy nhất trên thế giới không có hôn quân, có vị vua đa số người Việt Nam biết

Triều đại này được công nhận là tất cả các vị hoàng đế đều rất siêng năng chính sự. Đáng tiếc là dù vậy họ cũng chỉ trụ được 300 năm.