Đời sống

Sau quốc tang, phần mộ được bảo vệ trong bao nhiêu ngày? Ai là người đầu tiên được tổ chức quốc tang ở Việt Nam?

Sau quốc tang, phần mộ được bảo vệ trong bao nhiêu ngày? Ai là người đầu tiên được tổ chức quốc tang ở Việt Nam?

Sau khi kết thúc quốc tang, phần mộ sẽ được bảo vệ trong một thời gian nhất định. Quốc tang đầu tiên ở Việt Nam diễn ra vào năm 1947.

Quốc tang là hình thức tang lễ cao nhất ở Việt Nam. Nghi lễ Quốc tang còn được quy định rõ trong văn bản pháp lý của nước ta. Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 74/2013/TT-BTC đã quy định về nội dung chi và mức chi đối với Lễ Quốc tang, theo đó:

Điều 2. Nội dung chi và mức chi đối với Lễ Quốc tang

...2. Các khoản chi do Ban tổ chức xem xét quyết định

...+ Chi bảo vệ mộ 10 ngày đầu.

Quy định này có đề cập đến nội dung sẽ bảo vệ mộ 10 ngày đầu sau lễ Quốc tang.

quoc-tang-1
Quốc tang được hiểu là cả nước để tang. Ảnh: Internet

Căn cứ theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP, người đang giữ hoặc ngưng giữ một trong số các chức vụ dưới đây sau khi từ trần sẽ được tổ chức lễ Quốc tang:

- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài ra, một số cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao lớn với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, uy tín lớn trong nước và quốc tế cũng sẽ được Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ Quốc tang.

quoc-tang-2
Trong lễ Quốc tang, mọi nơi sẽ treo cờ rủ. Ảnh: Internet

Người đầu tiên được tổ chức quốc tang ở nước ta là cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876 – 1947, tên khai sinh Huỳnh Hanh), quê ở àng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Hà Đông, phủ Thăng Bình (nay là thôn Thạnh Bình, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).

quoc-tang-4
Chân dung cụ Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Internet

Cụ Huỳnh Thúc Kháng là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Ông tham gia nội các Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ Huỳnh Thúc Kháng từng đảm nhận vị trí Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam rồi làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi Bác Hồ sang Pháp (5/1946 – 10/1946).

quoc-tang-5
Ảnh cụ Huỳnh trên mộ phần. Ảnh: Internet

Năm 1947, trong quá trình đi kinh lý miền Trung, vì tuổi cao, sức yếu nên cụ Huỳnh lâm bệnh nặng. Ông sau đó qua đời ở tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 21/4/1947. Đến ngày 29/4/1947, Chính phủ đã tổ chức lễ truy điệu Huỳnh Thúc Kháng theo nghi thức quốc tang.