Đời sống

Gia đình hiếm hoi ở Việt Nam có 2 cha con đều làm tướng quân đội, cha là 'tượng đài' ngành quân y

Gia đình hiếm hoi ở Việt Nam có 2 cha con đều làm tướng quân đội, cha là 'tượng đài' ngành quân y

Khi nói về gia đình tướng quân y này, người ta phải tấm tắc “hổ phụ sinh hổ tử”. Cả hai cha con họ đều là những vị tướng giỏi, giáo sư hàng đầu của ngành quân y Việt Nam.

Ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nói đến Thiếu tướng Phạm Hòa Bình (SN 1954), không một ai không biết. Ông là nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện 108, ngoài ra còn là một Phó Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa, người được trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.

Nói đến Thiếu tướng Phạm Hòa Bình là nói đến một người quân nhân, bác sĩ tài giỏi nổi tiếng trong ngành quân y. Từ 1965 - 1970, ông bắt đầu theo học tại trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi. 1 năm sau, ông Bình lại theo học Đại học Quân y.

gia-dinh-tuong-quan-y-2
Đại diện gia đình ký biên bản bàn giao kỷ vật chiến trường của GS Phạm Gia Triệu cho Ban giám đốc BV Trung ương Quân đội 108. Ảnh: Vietnamnet

Sau khi tốt nghiệp vào năm 1978, ông được điều về Khoa B7 – Khoa Phẫu thuật thần kinh của Viện Quân y 108. Con đường học tập của vị tướng này chưa dừng lại ở đó. Năm 1986, ông thi nghiên cứu sinh và được cử đi học ở Viện Phẫu thuật Thần kinh Burdenko.

Năm 2009, ông được phong hàm Thiếu tướng. Năm 2012, khi đang đảm nhiệm vị trí Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ông được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.

Đáng chú ý, tướng Bình là con của Thiếu tướng, Bác sĩ Phạm Gia Thiệu (1918 – 1990) – người được mệnh danh là Anh hùng của nước Việt Nam độc lập. Tướng Thiệu là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh nổi tiếng trong lẫn ngoài nước. Sinh thời, ông là nguyên Phó Giám đốc Viện Quân y Trung ương Quân đội 108. Vị thiếu tướng này còn là Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa, Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI.

gia-dinh-tuong-quan-y-3
Họ là cặp cha con hiếm hoi trong ngành quân y cùng làm thiếu tướng.

Thiếu tướng Phạm Gia Thiệu chính là bác sĩ đầu tiên trong Quân đội được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Theo lời Thiếu tướng Phạm Hòa Bình (con trai ông) thì Thiếu tướng Thiệu chưa một ngày thư thái, an nhàn kể từ khi tham gia cách mạng (11/1945) cho đến khi mất (6/1990).

gia-dinh-tuong-quan-y-5
Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng LLVTND Phạm Gia Triệu. Ảnh tư liệu

Biết ông là người tài giỏi, quân Pháp đã nhiều lần dùng chiêu trò dụ dỗ, mua chuộc. Nhưng người trí thức trẻ ấy vẫn một lòng hướng về Tổ quốc, trung thành với dân tộc. Cuộc sống giàu sang, yên bình không thể nào xê dịch được ông.

Thiếu tướng Hòa Bình kể: “Khi tôi hỏi bố, sao không sang Pháp sống cho sướng, ông trả lời: Bố theo cách mạng vì không chịu được cảnh Tây làm nhục dân mình”.

gia-dinh-tuong-quan-y-1
GS Phạm Gia Triệu (thứ 2 từ phải qua) là chuyên gia nổi tiếng về phẫu thuật thần kinh. Ảnh tư liệu

Trong ngành quân y, Thiếu tướng, Phạm Gia Triệu không chỉ là chuyên gia đầu ngành ngoại khoa. Ông còn là người đã cùng đội ngũ bác sĩ quân y hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu về dị dạng mạch máu não, vết thương sọ não do bom bi, áp xe não do vết thương hỏa khí… Đặc biệt, ông còn là người chủ biên cuốn “Điều lệ xử trí vết thương chiến tranh”. Cuốn sách này chính là kim chỉ nam cho đội ngũ bác sĩ quân y sau này.

gia-dinh-tuong-quan-y-4
TS.BS Phạm Gia triệu (mặc quân phục màu đen) đứng hàng thứ 3 sau Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh Đại hội Anh hùng Chiến sỹ thi đua Toàn quốc 12/1966 - 01/ 1967).

Nói cuộc đời của Thiếu tướng Phạm Gia Triệu cống hiến cho quân y đến hơi thở cuối cùng cũng dễ hiểu. Bởi năm 1990, khi sức khỏe ông có vấn đề, phải điều trị ở khoa A1 – Khoa điều trị cán bộ cao cấp, vị bác sĩ này vẫn hàng ngày dự giao ban, điểm bệnh, hội chẩn… Đến 13/6/1990, Thiếu tướng Phạm Gia Triệu trút hơi thở cuối cùng ở Bệnh viện Bệnh viện TƯQĐ 108.