Khám phá mới

Vị vua Việt Nam khiến Càn Long tái mặt chấp nhận thay đổi lệ cống nạp, đánh bại Mãn Thanh hùng mạnh

Vị vua Việt Nam khiến Càn Long tái mặt chấp nhận thay đổi lệ cống nạp, đánh bại Mãn Thanh hùng mạnh

Vị vua này tuyên bố, các vua Việt Nam trước đây cống người vàng là để chuộc lỗi với thiên triều. Tuy nhiên, ông tự thấy mình không có tội gì với nhà Lê, cũng chẳng có tội với nhà Thanh.

Trong lịch sử Việt Nam có một vị anh hùng áo vải, được mệnh danh là thiên tài quân sự, người bách chiến bách thắng – vua Quang Trung. Năm 1788, Càn Long phát binh đánh Đại Việt. Bấy giờ Bắc Bình vương Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà, chỉ trong 6 ngày đã chỉ huy đội quân Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh.

quang-trung-3

Đâu chỉ có chiến tích dẹp gọn quân Mãn Thanh, Quang Trung còn có tài ngoại giao vô cùng khéo léo, được nhiều sử gia đánh giá cao. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép lại một sự kiện đặc biệt vào ngày 13/4 năm Kỷ Dậu. Bấy giờ Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An sai Thang Hùng Nghiệp mở cửa quan tiếp đoàn của Tây Sơn, do Nguyễn Quang Hiển (cháu vua Quang Trung) dẫn đầu. Dù ngỏ ý sẽ cố gắng khôi phục quan hệ hòa bình Việt – Thanh, nhưng Phúc An Khang không nhận cống phẩm của vua Quang Trung mà muốn chờ ý chỉ của vua Càn Long.

quang-trung-1

Không lâu sau, Ngô Thì Nhậm dẫn đoàn sứ nhà Tây Sơn sang Quảng Tây. Tại đây, Thang Hùng Nghiệp trả lại cho họ những vật phẩm vua Quang Trung từng tặng và đòi khi chính thức nộp cống phẩm phải đưa sang nhà Thanh 4 hoặc 2 con voi và quế Thanh Hóa to và dày.

quang-trung-2

Tháng 5, nhà Tây Sơn viết thư nói rõ rằng vua Quang Trung không lên Nam Quan được nên sai cháu là Nguyễn Quang Hiển đi thay. Ngoài ra, voi cống không có vì đất nước vừa chiến tranh loạn lạc xong, chưa thể một lúc mà đi mua được. Quế Thanh Hóa cũng không có vì phải mùa hè mới đến mùa.

quang-trung-4

Nghe xong, Phúc An Khang lại ra điều kiện đòi Tây Sơn phải đúc người vàng để đem cống. Ngô Thì Nhậm khi đó đã viết thư trả lời rõ rằng trước đây các vua Việt phải cống người vàng là để chuộc một tội lỗi nào đó với thiên triều. Nguyễn Huệ tự thấy không có tội gì với nhà Lê, cũng không mắc tội với nhà Thanh. Thế nên họ không chịu đúc người vàng để tiến cống.

quang-trung-5

Nghe xong, vua Càn Long cũng thấy lệ cống người vàng là vô lý nên ra lệnh bãi bỏ. Sau này, Nguyễn Huệ xin cầu phong, nhà Thanh năm lần bảy lượt viện lý do để trì hoãn. Càn Long khi đó còn tuyên bố chờ Nguyễn Huệ vào chầu ở Yên Kinh rồi sẽ phong vương. Đáp lại, Quang Trung lại nói, vì mình chưa được phong vương nên bất tiện khi gặp các vị quốc vương ở Yên Kinh. Cuối cùng Càn Long đành phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương để đủ điều kiện đến Yên Kinh đường đường chính chính.