Đời sống

Chủ tịch Quốc hội tại nhiệm lâu nhất lịch sử Việt Nam: Học trò xuất sắc của Bác, là nhà lãnh đạo kiệt xuất

Chủ tịch Quốc hội tại nhiệm lâu nhất lịch sử Việt Nam: Học trò xuất sắc của Bác, là nhà lãnh đạo kiệt xuất

Sinh thời, vị lãnh đạo này từng giữ chức Chủ tịch Quốc hội từ năm 1960 đến năm 1981. Ông chính là Chủ tịch Quốc hội tại nhiệm lâu nhất lịch sử Việt Nam.

Chức vụ Chủ tịch Quốc hội Việt Nam có tên gọi ban đầu là Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Tính đến thời điểm hiện tại, người giữ chức vụ này lâu nhất là đồng chí Trường Chinh. Ông là người học trò xuất sắc, người bạn chiến đấu gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nói về đồng chí Trường Chinh, ấn tượng sâu sắc nhất mà ông để lại là một người có sự hòa quyện giữa nhà chính trị, tư tưởng và lý luận với nhà hoạt động văn hóa, nhà báo, nhà thơ.

tong-bi-thu-truong-chinh-1
Tổng bí thư Trường Chinh. Ảnh tư liệu

Đồng chí Trường Chinh (1907 – 1988) tên thật là Đặng Xuân Khu, quê ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông xuất thân trong một gia đình trí thức yêu nước. Nhờ sự giáo dục của gia đình, từ bé đồng chí Trường Chinh đã được làm quen với Ngũ kinh, Tứ thư, thơ Đường. Đến khi lớn lên, ông tiếp xúc với Tây học và theo học bậc Thành chung tại Nam Định.

tong-bi-thu-truong-chinh-6
Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II diễn ra tại Hà Nội từ 7-15/7/1960, đồng chí Trường Chinh (thứ nhất, từ trái sang) được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội và giữ chức vụ này thời kỳ 1960-1975. Ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng khác: như hai lần trở thành Tổng Bí thư giai đoạn 1941-1956 và thời kỳ 1986; Chủ tịch Quốc hội các khóa V, VI; Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thời kỳ 1981-1987. Ảnh tư liệu

Từ năm 18 tuổi, Trường Chinh đã tham gia phong trào yêu nước, sau đó gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.Từ khi giác ngộ cách mạng, trở thành người cộng sản, đồng chí đã ra sức truyền bá đường lối cách mạng cảu Đảng cho các cán bộ, nhân dân ta.

Tháng 11/1940, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Đồng chí Trường Chinh khi đó là Quyền Tổng Bí thư đã cử cán bộ đi khôi phục tổ chức, cho người sang Quảng Tây đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Đến tháng 5/1941, Tổng bí thư Trường Chinh đã cùng Trung ương Đảng đưa ra những quyết định quan trọng, góp phần giúp cách mạng có những bước nhảy vọt.

tong-bi-thu-truong-chinh-2
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp tại Chiến khu Việt Bắc.  Ảnh tư liệu

Đại hội Quốc dân ở Tân Trào năm 1945, đồng chí Trường Chinh được cử phụ trách Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Sau khi phát lệnh Tổng khởi nghĩa, Cách mạng Tháng Tám thành công vang dội. Đến thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà lãnh đạo này cùng tập thể Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo, góp phần đưa kháng chiến đi đến thắng lợi.

Nói về đồng chí Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhận định: “Bác Hồ là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo cụ thể về lý luận với cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi, là do anh Trường Chinh”.

Trong khi đó, báo Cứu Quốc của Liên Việt đã đánh giá về nhà lãnh đạo này sau khi ông tái cử chức Tổng Bí thư vào năm 1956 như sau: “Người ta có thể nói, Hồ Chủ tịch là linh hồn của cách mạng và kháng chiến, thì ông Trường Chinh là bàn tay điều khiển, chỉ huy”.

tong-bi-thu-truong-chinh-3
Tháng 5/1941, tại Hội nghị Trung ương lần 8 diễn ra tại Pác Bó, Cao Bằng, ông Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư. Tại lán Khuổi Nậm, lần đầu tiên ông được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ảnh tư liệu

Năm 1958, đồng chí Trường Chinh được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước. Đến năm 1960, ông lại được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, phụ trách công tác Quốc hội và công tác lý luận của Đảng. Cùng thời điểm này, ông được Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu làm Chủ tịch Quốc hội và đến năm 1976, và được tín nhiệm giữ cương vị người đứng đầu quốc hội cho đến năm 1981. Đến thời điểm hiện tại, đồng chí Trường Chinh chính là người giữ chức Chủ tịch Quốc hội lâu nhất lịch sử Việt Nam.

tong-bi-thu-truong-chinh-4
rong ảnh, từ phải sang trái: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Việt Bắc. Ảnh tư liệu

Năm 1981, Trường Chinh được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đến năm 1985, đồng chí Lê Duẩn có vấn đề về sức khỏe, đồng chí Trường Chinh đã thay mặt điều hành các công việc Trung ương Đảng. Tháng 5/1986, ông được giao nhiệm vụ quyền Tổng Bí thư. 2 tháng sau, đồng chí Lê Duẩn mất, đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

tong-bi-thu-truong-chinh-7
Tổng Bí thư Trường Chinh đã đi khảo sát, thực tế gần 20 tỉnh, thành phố từ miền Nam, ra miền Trung và về miền Bắc tìm ra những bài học thành công và thất bại của cơ sở, phát hiện những yêu cầu và sáng tạo trong nhân dân cả nước, để trên cơ sở đó đổi mới cách nghĩ, cách làm trong xây dựng và phát triển đất nước. Ảnh tư liệu

Nhờ những đóng góp to lớn, đồng chí Trường Chinh được Nhà nước ta tặng Huân chương Sao vàng cùng nhiều Huân chương khác. Tên của ông được đặt cho nhiều tuyến phố ở Hà Nội, TP.HCM, Nam Định, Đà Nẵng, Quảng Bình, Huế, TP Vinh…