Khám phá mới

Việt Nam thuộc triều đại nào ở thời Tiếu Ngạo Giang Hồ? Là triều đại dài nhất lịch sử nước ta

Việt Nam thuộc triều đại nào ở thời Tiếu Ngạo Giang Hồ? Là triều đại dài nhất lịch sử nước ta

Tiếu Ngạo Giang Hồ không nêu cụ thể mốc thời gian lịch sử nên nhiều người không biết bộ truyện này lấy bối cảnh lúc nào. Tương ứng, thời điểm đó Việt Nam đang thuộc triều đại nào?

Tiếu Ngạo Giang Hồ là một trong những tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng của Kim Dung. Nội dung bộ truyện này xoay quanh về tình bạn, tình yêu, quyền lực. Nhân vật chính của Tiếu Ngạo Giang Hồ là những cái tên rất quen thuộc: Lệnh Hồ Xung. Trải nghiệm của chàng lãng tử cùng những âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho bộ truyện này.

tieu-ngao-giang-ho-1
Lý Á Bằng đảm nhận vai diễn Lệnh Hồ Xung trong "Tiếu ngạo giang hồ" 2001. Ảnh: Baidu

Tiểu thuyết của Kim Dung thường gắn trực tiếp với các mốc lịch sử cụ thể. Chẳng hạn Anh Hùng Xạ Điêu là thời Nam Tống, Thiên Long Bát Bộ là thời Bắc Tống, Ỷ Thiên Đồ Long Ký là thời Nguyên – Minh… Nhưng Tiếu Ngạo Giang Hồ thì không như vậy vì không đề cập cụ thể đến quãng thời gian nào.

Dẫu vậy, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, Tiếu Ngạo Giang Hồ nhiều khả năng lấy bối cảnh triều đại nhà Minh, sau thời đại của Trương Tam Phong, sau khi các phái Võ Đang, Nga Mi, Côn Luân ra đời và có chỗ đứng trên giang hồ.

tieu-ngao-giang-ho-2
Hứa Tình và Lý Á Bằng trong "Tiếu ngạo giang hồ". Ảnh: Sina

Bằng chứng đầu tiên, trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, gần cuối truyện đề cập đến việc Chu Nguyên Chương phản bội Minh giáo, lập ra nhà Minh. Có thể ông ta đã ngược đãi Minh giáo sau khi lên ngôi, khiến Minh giáo phải đổi thành Nhật Nguyệt thần giáo, có cách viết như trong Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Ngoài ra, trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Nhạc Linh San từng nói: “Ngay như đức Hoàng đế khai sáng ra cơ nghiệp nhà Minh là Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương thuở nhỏ đã làm hòa thượng ở chùa Hoàng Giác”.

Thứ hai, trong tiểu thuyết Lộc Đỉnh Ký (bối cảnh triều vua Khang Hy, thời nhà Thanh), phương trượng của chùa Thiếu Lâm từng nói với Vi Tiểu Bảo về một người anh hùng tên Lệnh Hồ Xung, sống ở thời kỳ trước đó đã lâu.

Thứ ba, Tiếu Ngạo Giang Hồ có một nhân vật là Ngô Thiên Đức. Ông là võ quan của triều đình, phẩm tước “Tham tướng”. Đây là tước hàm chỉ có ở thời nhà Minh và nhà Tống.  

tieu-ngao-giang-ho-3-1719390309.jpg
Nhà văn Kim Dung (ngồi) từng hai lần tới thăm trường quay. Ảnh: Sina

Trương Tam Phong sinh năm 1245, mất năm 1458. Lấy mốc này, soi chiếu vào lịch sử Việt Nam, khoảng thời gian từ năm 1458 trở đi là triều đại nhà Hậu Lê. Cụ thể, đầu thế kỷ XV, nhà Minh xâm lược Đại Việt và cai trị trong suốt 20 năm. Nhưng đến năm 1428, Lê Lợi khởi nghĩa thành công, thành lập nên nhà Hậu Lê. Đây là triều đại kèo dài nhất lịch sử Việt Nam (360 năm), trải qua 27 đời vua.

hau-le
Ảnh minh họa sự tích vua Lê Lợi trả gươm báu cho rùa thần.

Cũng phải nói thêm, trên đây chỉ là những suy luận cá nhân của người viết. Thực tế, năm 1980, chính Kim Dung từng tiết lộ rằng ông không lồng ghép truyện của mình vào bất cứ bối cảnh lịch sử nào.