Khám phá mới

Bao Công nói đúng 1 câu trước khi mất, Triển Chiêu nghe xong lập tức biến mất khỏi phủ Khai Phong

Bao Công nói đúng 1 câu trước khi mất, Triển Chiêu nghe xong lập tức biến mất khỏi phủ Khai Phong

Câu nói gì của Bao Công mà khiến Triển Chiêu rời đi trong vội vã như vậy? Được biết, Bao Thanh Thiên đã đưa ra một yêu cầu cho cánh tay phải thân cận của mình.

Nói đến Bao Công là nói đến công lý, sự chính trực, đại diện cho pháp luật của Trung Quốc một thời. Nhân vật Bao Công trong phim ảnh, tranh truyện vốn lấy cảm hứng từ người thật, việc thật. Ông là người Lư Châu, Hợp Phì (nay là huyện Phì Đông, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy).

Dưới thời Bắc Tống, Bao Chửng là quan thanh liêm nổi tiếng, gần như không có vụ án nào làm khó được ông, cũng không có người nào cản được sự chính trực của vị quan này. Khi Bao Thanh Thiên mất, ông được truy thăng hàm Lễ bộ Thượng thư, thụy Hiếu Túc.

bao-cong-trien-chieu-1

Khi ở phủ Khai Phong, Bao Chửng có một nhóm phụ tá nổi tiếng gồm: Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ. Triển Chiêu trong vai trò cánh tay phải đắc lực của Bao Công có độ nổi tiếng chẳng kém gì ông. Triển Chiêu được mô tả là người đẹp trai, võ công xuất sắc và tính cách cương trực như Bao Công.

bao-cong-trien-chieu-2

Theo trang Sohu, trước khi Bao Công qua đời đã gọi Triển Chiêu đến. Vị quan này không nói gfi nhiều, chỉ trao cho đối phương duy nhất 1 câu: “Sau khi ta chết, ngươi phải giấu tên, về quê ở ẩn và tuyệt đối không để bất kỳ ai biết tung tích của mình cũng như dính vào chuyện quan trường”.

Thực hiện đúng lời Bao Đại nhân nói, hôm sau Triển Chiêu đã biến mất khỏi phủ Khai Phong, không ai tìm được. Vậy tại sao Bao Thanh Thiên phải nói Triển Chiêu rời đi như vậy?

bao-cong-trien-chieu-5

Theo lập luận của các nhà sử học, có thể Bao Công nói Triển Chiêu rời đi là vì 3 nguyên nhân sau:

Một là, Triển Chiêu vốn “thân cô thế cô” trong triều đình. Khi Bao Công mất rồi, có thể nhiều thế lực sẽ lợi dụng cơ hội để trả thù vị đại hiệp này.

bao-cong-trien-chieu-3

Hai là, Bao Thanh Thiên mất năm 63 tuổi, Triển Chiêu kém ông 8 tuổi nên bấy giờ cũng đã 55 tuổi. Một người đã ngoài 50 tuổi cũng không còn phù hợp với việc đuổi bắt tội phạm hay đánh nhau nữa.

Thậm chí theo cuốn “Bao Thanh Thiên – Thất hiệp ngũ nghĩa” thì Triển Chiêu còn nhiều hơn Bao Chửng 4 tuổi. “Nghỉ hưu” ở tuổi 67 xem ra cũng là điều hợp lý.

bao-cong-trien-chieu-4

Ba là, Triển Chiêu có thể biến mất trên danh nghĩa, nhưng thực chất là bí mật bảo vệ gia đình Bao Công. Việc này là tốt nhất cho cả hai bên. Quyết định nghe lời của Triển Chiêu cũng cho thấy sự trung thành tuyệt đối của ông với Bao Đại nhân.