Thế giới

Châu Âu muốn đưa quân đến trợ giúp Ukraine, Nga lập tức ra mặt cảnh báo, tuyên bố 1 câu cực căng

Trước thông tin châu Âu có thể đưa hàng nghìn quân đến Ukraine, Nga đã có phản ứng cứng rắn. Trong chia sẻ mới đây, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo về chuyện này.

TASS đưa tin, Nga vừa qua có cảnh báo mạnh mẽ về khả năng NATO triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine. Họ nhấn mạnh rằng điều này có thể dẫn đến “leo thang không kiểm soát”.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hiện chưa có cuộc thảo luận đáng kể nào về việc này, nhưng xác nhận rằng châu Âu đang bàn luận về việc đưa quân từ Pháp, Anh và các nước khác đến Ukraine.

“Châu Âu đang nói rất nhiều về quân gìn giữ hòa bình từ Pháp, Anh và các nước khác. Điều này là có thật. Nhưng tất cả chúng ta đều hiểu các thủ tục triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình. Cho đến nay, vẫn chưa có cuộc thảo luận đáng kể nào về vấn đề này”, ông Peskov nói hôm 17/2.

Người phát ngôn Điện Kremlin gửi lời cảnh cáo: "Đây là các quốc gia thành viên NATO, vì vậy nếu quân đội của họ được triển khai tại Ukraine, điều đó sẽ dẫn đến những tình huống phức tạp đáng kể".

nga-ukraine-2
Người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov. Ảnh: RT

Cùng quan điểm, Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev cho rằng việc này sẽ là “bước leo thang lớn”. Ông nhấn mạnh: “Tôi ủng hộ việc đảm bảo rằng các thỏa thuận trong tương lai về tình trạng của Ukraine cũng như giải quyết xung đột sẽ cấm rõ ràng việc triển khai lực lượng và vũ khí của NATO tại đó”.

Quan chức của Nga cho rằng hiện tại có rất nhiều “chính trị gia hiếu chiến” tại châu Âu. Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga cũng nhiều lần nhấn mạnh sự hiện diện của lực lượng NATO gần biên giới Nga là mối đe dọa an ninh và có thể trở thành mục tiêu tấn công hợp pháp của Moscow.

nga-ukraine-1
Lực lượng Ukraine ở Donetsk. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Keir Starmer tuyên bố Anh sẵn sàng đóng vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an ninh cho Ukraine, thậm chí cân nhắc gửi quân nếu cần thiết. Ông còn mô tả xung đột Ukraine chính là “thời điểm nghìn năm có một”, là vấn đề “sống còn” với châu Âu.

Nghị sĩ Ukraine Oleksiy Goncharenko tiết lộ Anh và Pháp có thể đã thành lập một lực lượng khoảng 25.000 binh sĩ để triển khai trong trường hợp xung đột leo thang. Các nước khác như Italy và Tây Ban Nha cũng đang cân nhắc tham gia.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Đức có thể đóng góp lực lượng gìn giữ hòa bình nếu có quyết định chung từ châu Âu.

Châu Âu đang đẩy nhanh các kế hoạch nhằm tránh bị gạt ra ngoài các cuộc đàm phán hòa bình, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có dấu hiệu nhượng bộ Nga.