Khám phá mới

Thân thế vị tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam, được phong tướng trước cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thân thế vị tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam, được phong tướng trước cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhận định vị tướng này là người cộng sản kiên trung, tướng tài ba của quân đội ta. Quả thực, đến tận hơi thở cuối cùng ông vẫn cống hiến không mệt mỏi.

Vùng đất Diễn Châu, Nghệ An luôn tự hào khi là quê hương của một trong những tài năng quân sự kiệt xuất. Ông là vị tướng đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh truy phong là tướng quân. Sau khi Phùng Chí Kiên hy sinhh trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng lực lượng vũ trang các mạng, ngày 23/9/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minhh đã ký sắc lệnh phong tướng đầu tiên của Nhà nước ta. Như vậy, đồng chí Phùng Chí Kiên còn được nhận hàm tướng trước cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp (được phong quân hàm Đại tướng vào 28/5/1948).

tuong-phung-chi-kien-5
Phùng Chí Kiên thời kỳ là học viên trường quân sự Hoàng Phố. Ảnh tư liệu

Đồng chí Phùng Chí Kiên tên thật là Nguyễn Vĩ (1901 – 1941). Ngoài ra ông còn có nhiều tên gọi khác như: Nguyễn Vợi, Nguyễn Hào, Mạnh Văn Liễu, Phùng, Lý Đông, Phùng Nguôn Bình, Đông Hải, Can, Hừng Đông… Đồng chí là người con của làng Mỹ Quan Thượng, xã Vạn Phần, phủ Diễn Châu, Nghệ An (nay là làng Mỹ Quan, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).

Đồng chí Phùng Chí Kiên giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Ông được cử đi học lớp huấn luyện cách mạng đầu tiên ở Quảng Châu, do Nguyễn Ái Quốc tổ chức vào năm 1926. Trong khóa học đó còn có những cá nhân nổi trội như đồng chí Lê Hồng Phong, đồng chí Lê Hồng Sơn, đồng chí Hồ Tùng Mậu, đồng chí Phạm Hồng Thái…

tuong-phung-chi-kien-2
Lễ thành lập đội Cứu quốc quân Bắc Sơn. Ảnh tư liệu

Sau thời gian dài hoạt động cách mạng, mãi đến 28/1/1941, đồng chí Phùng Chí Kiên mới cùng Nguyễn Ái Quốc về Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng. Cũng từ đó, ông hoạt động bên cạnh Bác, góp phần xây dựng, bảo vệ khu căn cứ. Phùng Chí Kiên được bầu vào BCH Trung ương, phụ trách công tác quân sự của Đảng và được cử làm Tổng Chỉ huy khu căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (Cao Bằng). Đội du kích Bắc Sơn cũng được đổi tên thành Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn. Đây chính là Trung đội Cứu quốc quân I, đích thân đồng chí Phùng Chí Kiên làm Chỉ huy trưởng.

tuong-phung-chi-kien-4
Mạnh Văn Liễu (Nguyễn Vỹ – Phùng Chí Kiên) trong hồ sơ của mật thám Pháp. Ảnh tư liệu

Tháng 8/1941, trong một lần cùng đồng đội chiến đấu kiên cường, đồng chí Phùng Chí Kiên bị thương nặng và dũng cảm hy sinh. Ngày ông nằm xuống là 21/8/1941. Ghi nhận công lao, đóng góp to lớn của ông, đến năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định truy phong hàm cấp tướng cho đồng chí. Đây là sắc lệnh phong tướng đầu tiên của Nhà nước ta.

tuong-phung-chi-kien-3
Khu nhà thờ tại Khu lưu niệm Phùng Chí Kiên ở xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Báo Nghệ An

Điều đáng tiếc nhất khi nhắc đến đồng chí Phùng Chí Kiên là ông ra đi quá sớm, giữa lúc tài năng đang nở rộ. Đến tận hơi thở cuối cùng, vị tướng này vẫn một lòng kiên trung với Đảng, cống hiến cho đất nước.

Hiện tại tên của đồng chí Phùng Chí Kiên được đặt cho rất nhiều địa danh, trong đó có những con đường ở Hà Nội, Nghệ An, Huế, Đồng Hới, Hải Dương, Lạng Sơn, Lào Cai…