Tiết lộ tên gọi hiếm người biết của Hồ Gươm, dân gốc 3 đời sống ở Hà Nội chưa chắc đã biết
Hồ Gươm có rất nhiều tên gọi, thay đổi liên tục theo thời gian. Trong số đó, có một cái tên rất đặc biệt, có từ thuở xa xưa mà chưa chắc người dân bản địa đã biết đến.
Hồ Gươm là hồ nước ngọt tự nhiên nằm ngay vị trí trung tâm thành phố Hà Nội. Diện tích của hồ khoảng 12 ha, vốn là một đoạn dòng cũ của sông Hồng còn sót lại. Hồ này được xem là biểu tượng, linh hồn của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Cũng như các địa danh, thắng cảnh khác của Hà Nội, đã nhiều lần đổi tên theo biến thiên của thời đại. Những cái tên xưa cũ có người nhớ, người không, nhưng đều mang ý nghĩa nhất định.
Hồ Gươm còn được biết đến với những tên gọi quen thuộc khác. Nhưng cái tên xa xưa ít người biết đến nhất có lẽ là hồ Lục Thủy. Sở dĩ ngày đó hồ được gọi như vậy vì sắc nước bốn mùa đều xanh. Ngoài ra còn tên gọi như hồ Thủy Quân vì thường dùng để duyệt thủy binh.
Sang đến thời Lê mạt hồ mới có tên là Tả Vọng và Hữu Vọng. Bước vào đầu thế kỷ 15, gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần, hồ cũng có tên gọi là Hoàn Kiếm. Theo truyền thuyết, trong một lần dạo thuyền trên hồ, vua Lê Thái Tổ nhìn thấy Rùa thần nổi lên đòi lại thanh gươm báu Long Vương cho mượn để đuổi giặc Minh. Nhận được gươm, Rùa thần liên lặn xuống nước biến mất. Không chỉ hồ này, cả quận trung tâm của Hà Nội về sau cũng lấy tên Hoàn Kiếm.
Hồ Gươm nằm ở vị trí đắc địa, là nơi kết nối nhiều khu phố cổ của Hà Nội như phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gõ, Lương Văn Can, Lò Sũ… cùng các khu phố Tây như Bảo Khánh, Tràng Thi, Nhà Thờ, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.
Đến với hồ Gươm, không chỉ cảnh sắc nên thơ, không khí tấp nập, du khách còn được tham quan nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Tháp Rùa ngay trung tâm hồ, đền Ngọc Sơn ở phía Bắc hồ, cầu Thê Húc dẫn đến đền Ngọc Sơn, tháp Bút ở Đông Bắc hồ, đài Nghiên ở Đông Bắc hồ, tháp Hòa Phong ở bờ hướng Đông hồ, đền Bà Kiệu ở trên bờ hướng Đông Bắc hồ, Thủy Tạ ở mép hồ hướng Tây Bắc, đền thờ vua Lê ở bờ Tây hồ, Bưu điện Hà Nội ở đối diện tháp Rùa.
Ngàn đời xưa đến nay, hồ Gươm luôn có vai trò, vị thế lớn với lịch sử dân tộc ta. Hồ Gươm gắn liền với cuộc sống, tâm tư người Hà Nội. Với người dân, hồ Gươm là biểu tượng của khao khát hòa bình, đức văn tài võ trị của dân tộc. Nhiều nghệ sĩ cũng lấy hồ làm cảm hứng để sáng tác.