Khám phá mới

Nữ biệt động Sài Gòn duy nhất tham gia tấn công Dinh Độc Lập năm 1968, cuộc sống hiện tại gây bất ngờ

Nữ biệt động Sài Gòn duy nhất tham gia tấn công Dinh Độc Lập năm 1968, cuộc sống hiện tại gây bất ngờ

Trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 cũng như Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, người phụ nữ này luôn kề vai, sát cánh với đồng đội vượt qua mọi thử thách, gian khổ. Thậm chí cả khi bị địch bắt vào tù, ý chí của bà vẫn kiên định như đầu.

Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là chiến tích lịch sử mà cho đến mãi về sau vẫn được người dân Việt Nam nhắc lại. Quân ta đã cùng lúc tấn công vào hầu hết các thành phố, công trình quân sự của Mỹ - Ngụy từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau trong đêm 30, rạng sáng 31/1/1968 (Mùng 1 Tết Mậu Thân). Cũng trong cuộc tổng tiến công năm đó, vào đêm mùng hai Tết, 15 người thuộc một đội Biệt động Sài Gòn được giao nhiệm vụ tấn công vào Dinh Độc Lập. Điều đặc biệt là đội 15 người đó chỉ có duy nhất một nữ biệt động – bà Vũ Minh Nghĩa (Chính Nghĩa). Trận đó có đến 8 người trong đội Biệt động Sài Gòn hy sinh, số còn lại bị địch bắt và chịu cảnh tù đày.

vu-minh-nghia-1

vu-minh-nghia-5

Bà Vũ Minh Nghĩa sinh ra trong một gia đình có đến 8 người con ở xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh). Năm bà lên 2 tuổi thì mồ côi cha, một mình mẹ bà tần tảo nuôi 8 người con. Dù khó khăn, vất vả trăm bề nhưng mẹ bà Nghĩa vẫn góp sức cho kháng chiến, tiếp tế cho bộ đội.

vu-minh-nghia-2

Cô bé Minh Nghĩa được sống trong môi trường cách mạng từ nhỏ nên lớn lên đã nhanh chóng hòa nhập. Năm 12 tuổi, cô bé này đã làm giao liên cho cán bộ hoạt động bí mật ở xã. Năm 18 tuổi, Vũ Minh Nghĩa chính thức trở thành một nữ Biệt động Sài Gòn sau đợt tuyển chọn của Đội 5. Khi đó, đội trưởng của Đội 5 là ông Nguyễn Thanh Xuân (bí danh Bảy Bê).

vu-minh-nghia-7

Nhiệm vụ ban đầu của bà Nghĩa ở đội là làm liên lạc, vận chuyển thư từ, vũ khí. Với sự nhanh nhẹn, bà được mọi người phong cho biệt danh “chiến sĩ tên lửa”. Thời đó bà Nghĩa thường được giao đóng cặp vợ chồng với Đội trưởng Bảy Bê. Dần dà tình cảm nảy sinh thật, sau này hòa bình lập lại, họ cũng nên duyên vợ chồng luôn.

vu-minh-nghia-3

Khi đất nước không còn cảnh bom đạn, bà Nghĩa cùng ông Bảy Bê sống với con ở một căn nhà nhỏ tại TP.HCM. Có thể nhiều người đã biết, nhân vật Sáu Tâm do Thương Tín đóng trong bộ phim “Biệt động Sài Gòn” được lấy cảm hứng từ ông Bảy Bê – chồng bà Chính Nghĩa.

vu-minh-nghia-4

Năm 2006, ông Bảy Bê qua đời, bà Chính Nghĩa đau buồn không đi thêm bước nữa. Bà vượt qua nỗi đau mất chồng bằng cách trở thành cán bộ nhà nước công tác ở địa phương. Nữ chiến sĩ biệt động năm nay giờ lại tham gia công tác Đảng, tham gia CLB Biệt động Sài Gòn. Không còn những năm tháng lừng lẫy trong khói lửa, đạn bom, thay vào đó giờ đây chúng ta có một Vũ Chính Nghĩa quây quần bên con cháu, sống một đời giản dị với những bữa cơm đủ đầy gia đình là đã đủ vui.

Ảnh: Hoàng Tuyết, Lê Anh Tuấn