Loại lá khô đắt đỏ nhất Việt Nam được cả thế giới lùng sục, có mức giá ‘trên trời’ nhưng không có để bán
- Người liệt sĩ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam: Không có di ảnh để lại, tên được đặt cho 1 xã
- Thân thế vị tướng được phong hàm đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được đích thân Bác Hồ đặt cho cái tên đặc biệt
- Nữ danh tướng đầu tiên của Việt Nam được phong đô đốc: Xuất thân danh giá, có biệt tài khiến địch sợ hãi
Trong số những thứ có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe, sâm có lẽ là thứ được tin dùng nhiều nhân. Người xưa vẫn có câu: “Bổ như nhân sâm” cũng bởi vậy. Ở Việt Nam, sâm Ngọc Linh là loại sâm đã quá nổi tiếng, giá vô cùng “chát”. Không chỉ củ sâm, đến cả lá sâm cũng đắt đỏ không kém.
Theo nghiên cứu của giới khoa học, lá sâm Ngọc Linh có lượng saponin bằng khoảng 80% lượng saponin trong củ. Thế nên nó cũng là loại dược quý hiếm, được tìm mua nhiều.
Lá sâm Ngọc Linh màu xanh đậm, chỉ mọc từ trên đỉnh cây sâm. Thoạt nhìn chiếc lá trông giống hinh chân vịt, sẽ có khoảng 5 lá nhỏ liên kết với cây bằng 2 đoạn cuống lá. Mỗi chiếc lá dài từ 7 – 12cm, chiếc lá ở giữa sẽ to nhất, sau đó nhỏ dần theo vòng tròn ra ngoài.
Vào khoảng từ tháng 8 – tháng 10, hạt sâm Ngọc Linh được thu hoạch xong thì lá sâm cũng sẽ tự rụng rồi cây bắt đầu bước vào thời kỳ ngủ đông. Người ta sẽ tranh thủ thu hoạch lá vào tầm tháng 11 – tháng 12, sau đó phơi khô để dùng dần. Lá sâm khô có thể ngâm rượu hoặc hãm trà đều rất ngon.
Sở dĩ lá sâm Ngọc Linh được xem là dược liệu quý vì công dụng của nó chẳng thua gì củ sâm. Những chiếc lá sau khi phơi khô, được sử dụng để bồi bổ cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa tác hại của các gốc tự do, làm đẹp da, hỗ trợ phòng ngừa xơ vữa mạch máu…
Vậy giá thành lá sâm Ngọc Linh ra sao? Còn nhớ tại một triển lãm, 5 chiếc lá sâm Ngọc Linh vo tròn thành viên từng được ra giá 200.000 đồng. Tính ra, 1kg lá sâm khô sẽ khoảng 70 triệu đồng. Ấy thế nhưng người mua vẫn thấy rất bình thường. Bởi ai cũng hiểu để có được những chiếc lá sâm khô đảm bảo chất lượng cần trải qua bao nhiêu bước kỳ công, cẩn thận.
Theo lời anh Trần Đức An, giám đốc công ty chuyên về sâm Ngọc Linh cho biết, mất khoảng 6 – 7kg lá sâm tươi mới cho ra được 1kg lá sâm khô. Người dùng ưa lá khô hơn vì nó dễ bảo quản và có thể sử dụng lâu dài. Lá tươi có giá “mềm” hơn nhưng cũng phải từ 8 – 10 triệu đồng/kg.
Bí mật tỉnh rộng thứ hai Việt Nam: Sở hữu hơn 30 ngọn núi lửa trăm triệu năm, có tượng Bác Hồ lớn nhất
Không phải là một tỉnh thành quá nổi tiếng, quá phát triển, nhưng sự thay da đổi thịt rất nhanh của nơi đây khiến người dân địa phương cũng phải bất ngờ. Tỉnh này hiện đang đứng thứ hai ở Việt Nam về diện tích, rộng bằng ¾ diện tích đồng bằng sông Hồng.