Khám phá mới

Danh tính vị thống soái khai sinh ra đất Sài Gòn, hé lộ bất ngờ về người đề nghị đổi tên thành TP.HCM

Trong “Chân Lạp phong thổ ký” của Chu Đạt Quan có một vùng đất tên Trĩ Côn (bính âm: zhìgùn, có thể là cách phiên âm của Sài Gòn. Sau khi đế chế Khmer sụp đổ, khu vực Nam Bộ là đất vô chủ. Về sau công cuộc khai phá miền Nam của chúa Nguyễn diễn ra, vùng Nam Bộ sát nhập vào Đại Việt ta.

tp-hcm-6
Đường xe lửa Sài Gòn - Gò Vấp năm 1910. Ảnh tư liệu

Tháng 2/1698, Nguyễn Hữu Cảnh, con trai thứ ba của Nguyễn Hữu Dật được chúa Nguyễn Phúc Chu phong làm Kinh lược sứ lãnh thổ miền Đông. Vị thống soái này lập phủ Gia Định với 2 huyện Phước Long (xứ Đồng Nai, có dinh Trấn Biên) và Tân Bình (xứ Sài Gòn, từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ, có dinh Phiên Trấn). Cột mốc này cũng được lấy để đánh dấu sự ra đời của thành phố Hồ Chí Minh.

tp-hcm-4
Những cuộc chinh phạt của nhà Nguyễn đã giúp đất nước mở rộng bờ cõi xuống phía Nam ngày nay. Ảnh minh họa

Riêng với địa danh Sài Gòn, nó đã có trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu vực với diện tích khoảng 1 km² (Chợ Lớn) có đông người Hoa sinh sống trong thế kỷ 18. Địa bàn đó gần tương ứng với khu Chợ Lớn ngày nay.

tp-hcm-3
Chân dung tướng Nguyễn Hữu Cảnh tại dinh Ông thuộc xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ảnh: Internet

Về sau, Pháp vào Đông Dương, địa giới Sài Gòn gồm vùng đất Sài Gòn và Bến Nghé cũ. Thời đó, Sài Gòn được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, là thủ phủ của Đông Dương về kinh tế, giải trí, cạnh tranh trực tiếp với Singapore. Người Pháp đã đầu tư rất nhiều vào nơi đây để so kè với Singapore của người Anh.

tp-hcm-5
Học sinh ăn bò bía trên đường phố Sài Gòn những năm 1950. Ảnh tư liệu

Ngày nay, Sài Gòn đã đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh, diện tích cũng mở rộng hơn trước rất nhiều. Nhưng dù là ở thời kỳ nào, đây vẫn là đô thị quan trọng nhất của miền Nam Việt Nam, cũng là một trong hai đô thị phát triển, được chú trọng nhất nước ta.

tp-hcm-7
Con đường nối Sài Gòn - Chợ Lớn vào thế kỷ 19, thuở ấy còn rất hoang sơ, nay là đường Nguyễn Trãi. Ảnh tư liệu

Vậy từ khi nào thành phố này lại được đổi tên thành một thành phố mang tên vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh? Ít người biết rằng, từ 25/8/1946, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp đã đề xuất ý tưởng lấy tên Chủ tịch Hồ Chí Minh để đặt cho thành phố này. Ông cho biết, ở nhiều quốc gia vẫn thường lấy tên các vị anh hùng để đặt cho những thành phố lớn.

tp-hcm-8
TP.HCM ngày nay mang diện mạo hiện đại, phát triển, luôn là 1 trong 2 đầu tàu kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước. Ảnh: Internet

Theo lời bác sĩ nghiệp, việc đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành thành phố Hồ Chí Minh cũng là cách để ghi nhớ công đức của Bác Hồ. Nhiều người tán thành ý kiến của ông và đồng loạt ký tên vào bản quyết nghị thay tên, gửi lên Chính phủ.

Trong bản quyết nghị viết rõ: “Xin Quốc hội và Chính phủ trung ương đổi ngay tên thành phố Sài Gòn lại làm tên thành phố Hồ Chí Minh, để tượng trưng sự chiến đấu, hy sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của dân Nam bộ”. 57 người đã ký tên, đứng đầu là bác sĩ Trần Hữu Nghiệp.

tp-hcm-1
Báo Cứu Quốc ra ngày 26-8-1946. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ
tp-hcm-2
Báo Tuổi Trẻ ngày 2-7-1976. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Thời gian sau đó, Sài Gòn đối mặt với bom đạn của chiến tranh và những biến động chính trị, xã hội. Phải đến gần 30 năm sau ý kiến của bác sĩ Trần Hữu Nghiệp và mọi người mới được thực hiện. Sau khi đất nước hòa bình, vào 2/7/1976, Quốc hội khóa VI đã thống nhất lần thứ hai ra quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành thành phố Hồ Chí Minh.

 

Danh tính vị Đại tướng người Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay: Sự nghiệp lừng lẫy, về hưu đi trồng dừa

Trong số 16 quân nhân được phong quân hàm đại tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông là người đầu tiên và duy nhất gốc Nam Bộ. Cả cuộc đời vị đại tướng này cống hiến cho đất nước, đến khi về hưu vẫn giúp dân không biết mệt mỏi.