Khám phá mới

Thân thế vị doanh nhân từng từ chối chức Bộ trưởng: Ông tổ nghề sơn Việt Nam, lừng lẫy cả Đông Dương

Thân thế vị doanh nhân từng từ chối chức Bộ trưởng: Ông tổ nghề sơn Việt Nam, lừng lẫy cả Đông Dương

Hàng chục năm đã trôi qua, nhưng khi nói về các doanh nhân gắn với lịch sử đất nước, cái tên Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980) vẫn được nhắc đến đầu tiên. Ông trở thành tấm gương tiêu biểu, ngọn cờ đầu cho doanh nhân ở Việt Nam nói riêng, toàn xứ Đông Dương nói chung.

Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà quê ở Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây cũ nhưng được sinh ra ở Hà Nội vào năm 1894, trong một gia đình có 7 người con. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Lạc. Không như nhiều người phỏng đoán, gia đình ông chẳng những không khá giả mà còn rất nghèo.

Ngày bé, Nguyễn Sơn Hà vẫn được cho học chữ Nho và chữ Quốc ngữ. Nhưng đến khi cha qua đời thì mọi chuyện khó khăn hơn. Gánh nặng chăm sóc gia đình đè lên vai Nguyễn Sơn Hà, khiến cậu bé 14 tuổi phải bỏ học đi làm.

nguyen-son-ha-1
Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà. Ảnh tư liệu

Nguyễn Sơn Hà bắt đầu đi làm phụ bàn giấy cho một hãng buôn của Pháp. Về sau ông bỏ sang làm hãng sơn dầu Sauvage Cottu ở Hải Phòng vì lương tốt hơn. Cũng trong thời gian này, Nguyễn Sơn Hà nuôi chí làm giàu, học được cách sản xuất sơn từ thủ công đến hiện đại. Trong suy nghĩ của người đàn ông này luôn ấp ủ dự định mở một hãng sơn dầu của người Việt Nam.

Về sau, Nguyễn Sơn Hà góp vốn, vay mượn tiền của bạn bè và mở cửa hiệu quảng cáo. Đêm về ông lại âm thầm làm thí nghiệm để chế biến, sản xuất sơn. Không lâu sau, sản phẩm của Nguyễn Sơn Hà có mặt trên thị trường và được đánh giá cao vì vừa rẻ vừa tốt.

nguyen-son-ha-4
Một số dụng cụ được Nguyễn Sơn Hà dùng để nghiên cứu từ ngày đầu khởi nghiệp. Ảnh tư liệu

Từ một người làm thuê, tay trắng chẳng có gì, cuối cùng Nguyễn Sơn Hà cũng có thể lên làm ông chủ, là một nhà tư sản dân tộc. Nguyễn Sơn Hà được mệnh danh là “ông tổ ngành sơn dầu Việt Nam” và là doanh nhân, nhà kỹ nghệ hàng đầu của Việt Nam thời Pháp thuộc.

Thông tin từ Cổng thông tin điện tử Quốc hội cho biết, trong thời kỳ chính quyền cách mạng còn non trẻ, tài chính trống rỗng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Chính phủ để mời ông Nguyễn Sơn Hà ra đảm nhận chức Bộ trưởng Kinh tế. Tuy nhiên vị doanh nhân này đã từ chối với lý do: “Tôi tự thấy mình học ít, tài sơ nên không dám nhận chức vụ quá to lớn ngoài sức mình, sợ sau này sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề quốc kế dân sinh”.

nguyen-son-ha-3
Một góc kho trong khu nhà máy của Nguyễn Sơn Hà. Ảnh tư liệu

nguyen-son-ha-6
Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà hướng dẫn bí quyết làm sơn cho kỹ thuật viên Sở Công nghiệp Hà Nội. Ảnh tư liệu

Dù vậy, những đóng góp của ông Nguyễn Sơn Hà trong quá trình kháng chiến, xây dựng đất nước là vô cùng to lớn. Ông là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên, tham gia cách mạng khi kháng chiến bùng nổ. Chính vị doanh nhân giúp bộ đội ta làm vỉa nhựa cách điện, sản xuất giấy than, mực in, vải che mưa, chế tạo lương khô, thuốc ho… Sau kháng chiến chống Pháp, ông Nguyễn Sơn Hà trở lại Hà Nội và trúng cử vào Quốc hội Việt Nam khóa II, III, IV, V.

Năm 1952, ông Nguyễn Sơn Hà được cử đi dự hội nghị kinh tế quốc tế ở Liên Xô. Kết thúc chuyến đi, ông cùng một số người lập ra công ty lọc đường ở Việt Bắc để phục vụ bộ đội và nhân dân.

nguyen-son-ha-2
Gia đình doanh nhân Nguyễn Sơn Hà. Ảnh tư liệu
nguyen-son-ha-5
Nhà ông Hà ở 49 Lạch Tray - Hải Phòng. Ảnh tư liệu

Ngày hòa bình được lập nên, gia đình ông Nguyễn Sơn Hà về lại Hải Phòng sinh sống trong căn nhà 49 Lạch Tray. Đến bây giờ căn nhà này vẫn tồn tại, được xếp hạng Di tích Văn hóa. Cuối đời, vị doanh nhân sống đạm bạc cùng gia đình mà không đòi hỏi gì nhiều từ Chính phủ. Ông coi những đóng góp của mình cho đất nước là trách nhiệm.

 

Thân thế vị Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam: Là huyền thoại sống, có biệt danh kỳ lạ

Vị tướng này là một trong 11 vị chỉ huy quân sự vinh dự được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký quyết định phong tướng trong đợt đầu tiên. Thời điểm đó, cấp bậc hàm của ông chỉ đứng sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp.