Khám phá mới

Danh tính vị Đại tướng người Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay: Sự nghiệp lừng lẫy, về hưu đi trồng dừa

Danh tính vị Đại tướng người Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay: Sự nghiệp lừng lẫy, về hưu đi trồng dừa

Từ khi thành lập vào năm 1944 đến nay, đã 79 năm trôi qua, Quân đội Nhân dân Việt Nam có 16 Đại tướng. Nhưng trong số đó, chỉ có 1 người duy nhất xuất thân là người Nam Bộ. Ông là Đại tướng Lê Văn Dũng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Lê Văn Dũng sinh ngày 25/12/1945, quê ở xã Phong Mỹ (Giồng Tôm, Bến Tre). Tên khai sinh của ông là Nguyễn Văn Nới. Hơn 17 tuổi, chàng trai Nới khi đó bắt đầu đi theo bộ đội và được đổi tên thành Lê Văn Dũng với hàm ý “Dũng là dũng cảm, ở đâu cũng phải làm dũng sĩ”.

dai-tuong-le-van-dung-4
Đại tướng Lê Văn Dũng. Ảnh: Đặng Ngọc Chính

Nhìn lại chặng đường dài mà Đại tướng Lê Văn Dũng đã đi qua, chỉ có thể nhận xét ông đã có một sự nghiệp vẻ vang, đáng tự hào. Năm 24 tuổi, ông mang hàm đại úy – Chính trị viên tiểu đoàn. 5 năm sau, ông trở thành trung tá – Chính ủy trung đoàn. Đến năm 35 tuổi, ông là thượng tá – Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng. 41 tuổi, ông thành đại tá – Sư đoàn trưởng. 44 tuổi là thiếu tướng – Phó tư lệnh Quân đoàn 4 trực thuộc Bộ Quốc phòng và 46 tuổi là Tư lệnh quân đoàn.

Năm 1995, tướng Lê Văn Dũng trở lại Quân khu 7 giữ chức Tư lệnh và 1998 về Bộ Quốc phòng, được thăng hàm trung tướng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị rồi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Kế nhiệm ông tại QK 7 là tướng Phan Trung Kiên (sau là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng).

Tháng 6/2001, tướng Lê Văn Dũng quay về làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và kế nhiệm chức vụ Tổng Tham mưu trưởng của ông là trung tướng (lúc bấy giờ) Phùng Quang Thanh. Ông được Chủ tịch nước thăng quân hàm thượng tướng vào tháng 6/2003, lên đại tướng tháng 7/2007 cùng với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh. Đầu năm 2011, ông nghỉ hưu và trung tướng Ngô Xuân Lịch, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được bầu vào Ban Bí thư tại kỳ Đại hội Đảng XI, thay ông giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN từ ngày 1/3/2011.

dai-tuong-le-van-dung-2
Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị gắn Huân chương Hồ Chí Minh cho Đại tướng Lê Văn Dũng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam. Ảnh: Biên phòng

Lừng lẫy, gây tiếng vang một thời là vậy, nhưng khi về hưu, tướng Lê Văn Dũng lại chọn cho mình một cuộc đời thật bình dị, đơn giản ở Bến Tre. Khi quyết định nghỉ, ông được Bộ Quốc phòng cấp cho 220 m2 đất ở Hà Nội. Nhưng đại tướng Lê Văn Dũng nhất quyết trả lại và về miền Nam sống. Nói về ngày đó, vị tướng này chia sẻ thật lòng: “Ngày xưa đi chiến đấu, đâu có nghĩ gì đến quyền lợi. Hoàn thành nhiệm vụ rồi, mà vẫn tị nạnh mấy thứ tiêu chuẩn nhà cửa, chỗ chôn cất khi nằm xuống, là không nên. Mình dân quê, về quê sống là ngon rồi”.

Một chiến sĩ nghĩa vụ được Bộ Quốc phòng bố trí đến phục vụ vợ chồng tướng Lê Văn Dũng tại quê nhà. Nhưng với ông, người chiến sĩ này như con cháu trong nhà, ai đến cũng giới thiệu niềm nở. Sau khi người chiến sĩ hết nghĩa vụ đều được vị tướng này giới thiệu đi học nghề hoặc gửi đến quán cà phê của con gái ở TP.HCM cho có chỗ làm việc.

dai-tuong-le-van-dung-1
Đại tướng Lê Văn Dũng hiện sống với đam mê trồng dừa. Ảnh: Tỉnh đoàn Bến Tre

Năm 2006, biết xã Phong Mỹ phải đối diện cảnh hạn mặn, thiếu nước, trong một lần về thăm quê tướng Lê Văn Dũng đã vận động Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam xây dựng hệ thống cấp nước từ TP Bến Tre về xã Phong Mỹ. Nhờ đó mà Phong Mỹ trở thành xã đầu tiên trong tỉnh Bến Tre có nước máy. Chuyện này đến nay vẫn được người dân nhắc lại, bày tỏ sự biết ơn.

Đến khi nghỉ hưu, chính tướng Lê Văn Dũng đi từng nhà đồng đội cũ có hoàn cảnh khó khăn để thăm hỏi, huy động giúp đỡ. Trên con đường ông đi, những ngôi nhà tình nghĩa cũng mọc lên. Ngoài ra, mỗi lần trong thôn, xã có sự kiện quan trọng cần chi phí, chính vị tướng về hưu này đứng ra huy động bà con, anh em trong nhà lấy kinh phí giúp đỡ.

Hiện tại, vợ chồng ông có một vườn dừa rộng bạt ngàn, hơn trăm gốc. Đây cũng là thu nhập chính của họ sau khi nghỉ hưu. Bà Nguyễn Thị Duyên, vợ của tướng Lê Văn Dũng bật mí: “Có bao nhiêu tiền là ông ấy dồn hết vào vườn dừa, nên giờ nghỉ hưu mới đắm đuối vậy. Trừ lúc ăn, còn lại ổng toàn lụi hụi làm vườn, mặc tôi bếp núc”.

Theo Tỉnh Đoàn Bến Tre

 

Thân thế vị Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam: Là huyền thoại sống, có biệt danh kỳ lạ

Vị tướng này là một trong 11 vị chỉ huy quân sự vinh dự được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký quyết định phong tướng trong đợt đầu tiên. Thời điểm đó, cấp bậc hàm của ông chỉ đứng sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp.