Đời sống

Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy

Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy

Ở Việt Nam có một loại cây rất độc đáo, cực hiếm trên thế giới. Nó đặc biệt bởi chỉ có duy nhất một chiếc lá, tên khoa học là Nervilia fordii (Hance) Schultze, thuộc họ Orchidaceae (Lan). Ở Việt Nam nó có rất nhiều tên gọi, phổ biến nhất là Cây Một Lá, Trân Châu diệp, Thanh thiên quỳ, Siam lài, Bâu thoọc, Kíp lầu (Quảng Hoa-Cao Bằng).

cay-mot-la-5

Gọi là cây một lá bởi cây này chỉ có duy nhất một chiếc lá hình tim. Lá cây thường phát triển sau khi hoa tàn. Vào khoảng tháng 3 – 5, cây sẽ ra hoa rồi vào tháng 4 – 6 sẽ kết quả.

Cây một lá trưởng thành cao từ 10 – 20cm, thân ngắn, củ tròn to, nặng 1,5 – 20g. Sau khi hoa tàn, lá cây mới bắt đầu phát triển nên người ta thường chỉ thấy cây mang hoa, hoặc quả, không có lá; hoặc cây có duy nhất một chiếc lá.

cay-mot-la-2

Là loài cây quý hiếm nên cây một lá cũng rất khó tìm thấy ở Việt Nam. Nó thích phát triển trong kẽ núi đá, nơi ẩm ướt, dưới bóng cây to hoặc dưới đám cỏ dày. Cây một lá tại Việt Nam chủ yếu được thấy ở vùng biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Giang, Sơn La…

cay-mot-la-4

Cây một lá có tác dụng tốt trong làm thuốc lợi phế, trị ho, giải độc, giảm đau. Chúng chủ yếu dùng để xuất khẩu, trong nước rất ít dùng. Thế nên nhiều người Việt Nam dù sinh sống ở khu vực có cây một lá cũng chưa lần nào được “mục sở thị” nó.

cay-mot-la-1

Một số người Việt Nam thường nhầm lẫn cây một lá với cây bát giác liên vì cũng có củ và lá tương tự. Tuy nhiên, lá của cây bát giác có 6 cạnh, còn cây một lá là hình tim.

cay-mot-la-3

cay-mot-la-6

Cây một lá tại Trung Quốc là đặc sản của tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông. Riêng Quảng Tây, một năm có thể thu mua gần 2 tấn lá khô. Khi thu hoạch, người dân chủ yếu thu hái toàn cây, hoặc chỉ lấy lá, dành củ cho cây phát triển.

 

Khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt nhất Việt Nam: Sót lại từ thuở hồng hoang, sở hữu ‘kho báu’ vô giá

Cánh rừng này hiện đang được Việt Nam canh phòng rất nghiêm ngặt. Phía sau nó là vô số “báu vật” vô giá, quý hiếm.