Khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt nhất Việt Nam: Sót lại từ thuở hồng hoang, sở hữu ‘kho báu’ vô giá
Từ trung tâm huyện lỵ Đăk Hà, Kon Tum, đi thêm 5 km về phía Bắc, chúng ta sẽ đến được một cánh rừng đặc dụng, đang được canh giữ vô cùng cẩn thận – rừng Đăk Uy. Nó được xem như một khu vườn bí ẩn, sót lại từ thuở hồng hoang của đất nước.
Rừng Đăk Uy rộng 538 ha, có nhiều loại thực vật đặc hữu giá trị, quý hiếm và hiện thuộc danh sách nghiêm cấm khai thác hoặc hạn chế sử dụng. Kể nhanh một lượt cũng có đến cả danh sách nằm trong sách đỏ Việt Nam như trắc, cẩm lai, giáng hương, hay động vật thì có gấu chó, cu li nhỏ, gà lôi…
Bàn một chút về giá trị của rừng Đăk Uy, ngành lâm nghiệp Việt Nam đánh giá đây là khu rừng có số lượng cá thể trắc lớn nhất, quý hiếm nhất Việt Nam. Nó có hơn 1.000 cây trắc tự nhiên, hàng chục năm tuổi và 2.500 cây trắc được trồng mới.
Giá trị của trắc thì đã vốn quá nổi tiếng. Nó là “miếng mồi ngon” để lâm tặc rình rập, lợi dụng sơ hở để chiếm đoạt. Thậm chí cả những cây trắc chết già, nhân viên bảo vệ rừng cũng phải ra sức bảo vệ. Có trường hợp, họ phải dựng cả chòi tạm bên cây trắc ngã đổ để canh giữ cả ngày lẫn đêm.
Với những “báu vật” đang sở hữu đó, rừng Đăk Uy nằm trong diện cánh rừng đặc hữu cần được bảo tồn, gìn giữ của nước ta. Nhiều năm qua, BQL rừng Đăk Uy cùng các cơ quan liên quan đã tăng cường biện pháp bảo vệ rừng, đặc biệt là bảo vệ nguồn gien động, thực vật quý hiếm…
Ngoài ra, để chống lại sự xâm lấn rừng, rừng Đăk Uy có sự bảo vệ, canh gác 24/24. Ngành lâm nghiệp Kon Tum đã đề nghị nhiều đơn vị kiểm lâm, công ty lâm nghiệp cho cán bộ về tăng cường bảo vệ rừng Đăk Uy. Đặc biệt hơn cả, khu rừng này có một đội “vệ binh” là 30 chú chó bảo vệ, thường trực ở 26 lán chòi.
Rừng Đăk Uy đa dạng về động thực vật đã đành, còn góp công lớn trong việc điều hòa nhiệt độ cho vùng H.Đăk Hà, giữ mạch nước ngầm cho nơi đây. Người dân vùng này tuyên bố, mặc cho ngoài trời nóng nực thế nào, chỉ cần bước vào rừng Đăk Uy là thấy mát lạnh lạ thường.
‘Kỳ lân châu Á’ tìm thấy ở VN: Chưa nhà khoa học nào tiếp cận được, cả thế giới nỗ lực cùng bảo vệ
Ngoài tên gọi chính thức, loài thú này còn được mệnh danh là “kỳ lân châu Á”. Thời điểm tìm thấy nó ở Việt Nam, giới khoa học thế giới vô cùng sửng sốt.