Đời sống

‘Kỳ lân châu Á’ từng tìm thấy ở VN: Các nhà KH khó tiếp cận được, cả thế giới nỗ lực cùng bảo vệ

Tháng 5/1992, ở Vườn quốc gia Vũ Quang, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài vật có kích thước lớn, chưa từng thấy trước đó. Cũng trong năm đó, họ tìm thấy thêm 20 cá thể khác nữa. Sự kiện này gây chấn động cả thế giới. Bởi ở cuối thế kỷ 20, việc vẫn có thể tìm thấy loài thú lớn như vậy quả thực khó tin. Loài vật được nhắc đến ở đây là Sao la.

sao-la-1

Địa điểm tìm thấy sao la ở Việt Nam là trong rừng Trường Sơn, khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam và sau này còn phát hiện thấy tại một số tỉnh thuộc Lào. Dù được nhìn thấy từ năm 1992, nhưng mãi đến 1996 người ta mới chụp được những bức ảnh đầu tiên về sao la.

sao-la-2

Bẵng đi một thời gian, giới khoa học không còn thấy sao la xuất hiện tại Việt Nam. Những tưởng chúng đã biến mất hoàn toàn thì bỗng sau 15 năm, tức vào 2013, sao la đột ngột xuất hiện trở lại ở rừng Trường Sơn.

Năm đó, ông Văn Ngọc Thịnh, giám đốc quỹ WWF (Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế) tại Việt Nam vui sướng mà thốt lên rằng: “Sao la được những nhà bảo tồn thiên nhiên ở Đông Nam Á coi như báu vật, vì vậy, chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Đây là một phát hiện mang tính đột phá, đem lại hi vọng cho việc gia tăng số lượng loài động vật này”.

sao-la-3

Sao la là động vật rất nhút nhát, chỉ ăn thực vật và không dám lại gần con người hay nơi con người sinh sống. Các nhà khoa học tin rằng sao la không thể sống trong điều kiện nuôi nhốt mà phù hợp với cuộc sống tự nhiên hơn. Tất cả các cá thể sao la bị bắt và nhốt lại trước đây đều không thể sống nổi.

sao-la-4

Cho đến tận bây giờ, dù đã hàng chục năm trôi qua kể từ khi được phát hiện, sao la vẫn là loài vật bí ẩn, khó tiếp cận để nghiên cứu. Thậm chí, chưa một nhà sinh vật học nào có thể chạm trán trực tiếp với sao la trong tự nhiên. Tất cả những hình ảnh về chúng mà chúng ta nhìn thấy được đều là nhờ hệ thống theo dõi bằng công nghệ.

sao-la-5

Trên khắp thế giới hiện tại chỉ còn vài trăm con sao la. Riêng khu vực biên giới Việt Nam – Lào tồn tại vài chục con. Nó được xếp hạng mức cực kỳ nguy cấp (có nguy cơ cao tuyệt chủng trong tự nhiên), nằm trong “Sách đỏ” của Liên minh Bảo tồn Thế giới và “Sách đỏ Việt Nam”.

Từ 2016, ngày 9/7 hàng năm được chọn là “Ngày Quốc tế Sao la”. Đến 9/7/2021, nó trở thành loài động vật quý hiếm đầu tiên ở Việt Nam được Goolge số hóa với mô hình AR 3D.

sao-la-6

sao-la-7

Tại Việt Nam, sao la chưa được biết đến quá rộng rãi. Dĩ nhiên, phần lớn người dân Việt Nam chưa từng nhìn thấy chúng ngoài đời thực. Tuy nhiên, sao la vẫn được chọn là linh vật của SEA Games 31, tổ chức tại nước ta. Họa sĩ Ngô Xuân Khôi đã tái hiện hình ảnh chú sao la độc nhất vô nhị của Việt Nam, ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa.

 

Cận cảnh cây đại cổ thụ của Việt Nam có tuổi thọ ngang ‘ông Bành Tổ’, mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt

Ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, có một cây cổ thụ lâu đời rất nổi tiếng. Du khách khi đến hòn đảo này không thể không tò mò về nó khi nghe tuổi đời cây này ngang với ông Bành Tổ.