Đời sống

Việt Nam đang sở hữu loài cây cực quý hiếm có trong Sách đỏ thế giới, nguy cơ tuyệt chủng rất cao

Việt Nam đang sở hữu loài cây cực quý hiếm có trong Sách đỏ thế giới, nguy cơ tuyệt chủng rất cao

Năm 2014, giới khoa học thế giới công bố trà hoa vàng Bù Gia Mập là loài thực vật đặc hữu của Vườn quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước). Loài cây này có tên khoa học là Camellia bugiamapensis Orel, Curry, Luu & Q. D.Nguyen, chỉ xuất hiện trong một phạm vi nhỏ hẹp (1km2) tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, thuộc khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia.

tra-hoa-vang-bu-gia-map-1

Lượng cây trà hoa vàng Bù Gia Mập trưởng thành là rất ít, chỉ khoảng 49 – 70 cây. Loài thực vật này đang được xếp hạng bảo tồn vào bậc CR (cực kỳ nguy cấp), có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên.

Thuộc họ chè (theaceae), nhưng trà hoa vàng Bù Gia Mập lại là loài thực vật quý hiếm, có tiềm năng lớn trong sản xuất dược liệu, mỹ phẩm, nước giải khát, thực phẩm chức năng… Loài cây này có hoa rất đẹp nên giá trị cảnh quan rất cao.

tra-hoa-vang-bu-gia-map-2 

Hiện tại ở Việt Nam có hơn 100 loài chè (trà) khác nhau, và trong đó khoảng hơn 40 loài trà hoa vàng. Tất cả các loài trà hoa vàng đều có giá trị dược liệu, hiện đã được nghiên cứu riêng biệt để phát huy khả năng này.

tra-hoa-vang-bu-gia-map-3

Giá trị bảo tồn của trà hoa vàng Bù Gia Mập là vô cùng quý hiếm, cần được bảo tồn, phù hợp để phát triển giống phục vụ trồng cây cảnh quan. Loại cây này sống dưới tán rừng, thích bóng râm, chịu được sự khô hạn và đất bạc màu. Thế nhưng, với việc chỉ xuất hiện một vùng nhỏ trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập đủ thấy điều kiện sống tự nhiên của loài này rất khắt khe (mang tính đặc hữu).

tra-hoa-vang-bu-gia-map-4

tra-hoa-vang-bu-gia-map-5

Hiện tại, vì là loài thực vật đặc hữu, bậc bảo tồn loài là cực kỳ nguy cấp nên trà hoa vàng Bù Gia Mập đang được nghiên cứu, tìm cách bảo tồn trước khi đưa vào sản xuất.

 

Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy

Loại cây đặc biệt này chỉ mới được phát triển khai thác trong vài năm gần đây. Nó chủ yếu để xuất khẩu nên nhiều người bản địa cũng chưa chắc đã được nhìn thấy.