Khu rừng quý hiếm nhất Việt Nam được ví như ‘Avatar đời thực’, có 1 khu vực ma mị gây sởn da gà
- Khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt nhất Việt Nam: Sót lại từ thuở hồng hoang, sở hữu ‘kho báu’ vô giá
- Khu rừng ở Việt Nam được thế giới xếp hạng quý hiếm: Ai cũng từng nghe tên, từng nhiều lần lên phim
- Loài động vật duy nhất trên thế giới con đực mang thai và sinh con, rất thân quen với người Việt Nam
Ở trên đỉnh K’Lang, thuộc thôn Abanh 2, xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có một khu rừng đỗ quyên vô cùng đặc biệt, quý hiếm. Nó là báu vật của người đồng bào Cơ Tu nơi đây nói riêng, của cả Việt Nam nói chung. Khu rừng này hiện nay là một trong số ít rừng đỗ quyên nguyên sinh còn lại ở nước ta.
Nằm trên độ cao 2.005 m, rừng đỗ quyên nơi đây có đến hơn 430 loài đỗ quyên hàng trăm năm tuổi và được công nhận là cây di sản Việt Nam. 2 loài đỗ quyên chính của rừng là đỗ quyên lá kim và đỗ quyên lá rộng, sống xen kẽ khắp nơi.
Vào mùa đỗ quyên (khoảng tháng 2 hàng năm), hoa nở rực khắp mọi nơi, khiến cảnh quan khu rừng không khác gì một bức tranh rực rỡ đầy sắc màu, thoạt trông như cổ tích. Đỗ quyên ở đây có đủ màu như trắng, tím, đỏ, hồng… Chúng trải đều trên nền xanh của lá cây rừng. Nếu một lần được đặt chân đến khu rừng này vào mùa hoa đỗ quyên, chắc chắn sẽ không thể quên được hình ảnh đẹp đến xuyến xao, vô thực của nó.
Điểm đặc biệt hơn, khu rừng được bảo vệ rất tốt nên tình trạng khai thác ít, sự tác động của con người cũng không nhiều. Người dân ở đây chủ yếu là đồng bào Cơ Tu, họ xem rừng như một phần máu thịt của mình. Người Cơ Tu có câu: “Còn rừng là còn người Cơ Tu, mất rừng thì người Cơ Tu cũng mất”.
Thế nên người Cơ Tu chỉ lấy từ rừng những thứ mình cần, vừa đủ chứ không lấy thừa. Bên cạnh đó, họ còn lập các tổ chức tự quản, cử thanh niên trong làng canh giữ không để kẻ gian vào phá rừng. Nếu bắt được, kẻ phá hoại sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật hoặc lệ làng.
Trong rừng đỗ quyên quý giá có một cánh rừng đặc biệt, được gọi là “rừng ma”. Lý do bởi khung cảnh nơi này rất ma mị, các thân cây xoắn xuýt vào nhau, rêu bao phủ khắp nơi, từ xanh thẫm đến ngả vàng.
Hiện tại, chính quyền địa phương đã triển khai du lịch tham quan, trekking ở rừng đỗ quyên. Địa phương này còn có rừng lim và rừng pơ mu cũng quý giá không kém. Vấn đề đặt ra là làm sao vừa phát triển du lịch lại vừa gìn giữ được rừng, bảo vệ được thiên nhiên.
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy
Loại cây đặc biệt này chỉ mới được phát triển khai thác trong vài năm gần đây. Nó chủ yếu để xuất khẩu nên nhiều người bản địa cũng chưa chắc đã được nhìn thấy.