Đời sống

Cặp vợ chồng võ tướng người Việt nào cũng biết: Nữ tướng 'đả hổ' cứu anh hùng, lấy được chồng như ý!

Cặp vợ chồng võ tướng người Việt nào cũng biết: Nữ tướng 'đả hổ' cứu anh hùng, lấy được chồng như ý!

Nhắc đến các vị tướng tài trong lịch sử Việt Nam nói chung và thời kì Tây Sơn nói riêng, không thể không nhắc đến hai danh tướng tài ba, lập được nhiều đại công, phò tá vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) lên ngôi hoàng đế. Họ chính là Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân. 

Tượng thờ Thái phó Trần Quang Diệu trong Điện thờ Tây Sơn tam kiệt (Bảo tàng Quang Trung, Bình Định)

Trần Quang Diệu (1746-1802) người làng Kim Giao, xã Liên Chiểu (nay thuộc xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). Tuy nhiên một số tài liệu lại  cho rằng ông tên Trần Văn Đạt, là người ở làng An Hải (trước thuộc huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam nay thuộc quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng). Là một trong những người tham gia vào phong trào Tây Sơn từ những ngày đầu, Trần Quang Diệu được xếp trong "Tây Sơn Thất Hổ Tướng", góp phần quan trọng trong việc xây dựng và giữ gìn nhà nước Tây Sơn. 

Ảnh minh họa nữ tướng Bùi Thị Xuân

Trong khi đó, Bùi Thị Xuân (chưa rõ năm sinh-1802) quê ở làng Phú Xuân (xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, Bình Định) lại là cháu của thái sư Bùi Đắc Tuyên, nổi tiếng xinh đẹp, giỏi võ nghệ, bắn cung, cưỡi ngựa và luyện voi. Sử sách ca ngợi bà là nữ tướng kiệt xuất của nghĩa quân Tây Sơn, nắm trọng trách chỉ huy đội tượng binh, tự tin phong mình là "Tây Sơn nữ tướng". Thậm chí Nguyễn Huệ cũng phải thừa nhận danh xưng đó và ban tặng thêm bốn chữ "Cân quắc anh hùng" - bậc nữ lưu có khí phách.

Dù là hai võ tướng nổi tiếng nhưng lại có không ít người không biết Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân chính là một cặp vợ chồng. Mối lương duyên của họ cũng bắt đầu theo cách... không giống ai. Được biết, Trần Quang Diệu khi đang trên đường đến Tây Sơn tụ nghĩa thì bắt gặp một con hổ lớn., cả hai lao vào nhau quyết một trận sống mái. Bùi Thị Xuân khi đó tình cờ đi ngang qua, thấy tướng Diệu bị hổ vồ trọng thương nên đã rút kiếm tương trợ, chém chết hổ cứu anh hùng. Sau màn "mỹ nhân cứu anh hùng", bà Xuân còn đưa tướng Diệu về chữa trị, tình cảm của họ từ đó nảy nở, cuối cùng thành vợ chồng và cùng tòng quân dưới ngọn cờ Tây Sơn. 

Bùi Thị Xuân "đả hổ" cứu Trần Quang Diệu - Ảnh minh họa

Suốt 10 năm chiến đấu với quân của Nguyễn Ánh, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân đã có những lúc vào sinh ra tử, cũng có lúc phải rời xa nhau để thực hiện những nhiệm vụ cao cả. Cặp vợ chồng danh tướng là những tướng lĩnh trụ cột trong phong trào Tây Sơn, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, như khi Trần Quang Diệu được phong làm Đô đốc, vợ ông được phong Đại Tổng lý, khiTrần Quang Diệu lên chức Thiếu phó thì bà Bùi Thị Xuân cũng trở thành Đô đốc,...

Tiếc là sau này, sự quan đời của vua Quang Trung đã khiến cho Triều đại Tây Sơn suy yếu, vua còn nhỏ nên nhà ngoại, cụ thể là cậu họ Thái sư Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền. Giữa lúc triều chính lục đục, Nguyễn Ánh liên tục dẫn quân quấy nhiễu. Cuối cùng vào năm 1802, trong một trận ác chiến ở Nghệ An, vợ chồng tướng quân Trần Quang Diệu cùng con gái 15 tuổi đã bị bắt khi đang dọc đường rút quân ra Bắc. Không chịu khuất phục trước lời chiêu hàng của vua Gia Long, cả nhà ba người sau đó đều bị xử tội chết.

Ngày nay, để tưởng nhớ công ơn của hai vợ chồng danh tướng Trần Quang Diệu - Bùi Thị Xuân, người ta đặt tên họ cho các đường phố, khu chợ nổi tiếng ở Hà Nội, Đà Lạt,... Nhiều đền, miếu cũng được lập ra để thờ phụng cả hai, quanh năm nghi ngút khói hương.

 

Top 5 gia tộc giàu nhất Trung Quốc: Vị trí số 1 cực bí ẩn, là hậu duệ của đệ tử Khổng Tử

Gia tộc giàu nhất Trung Quốc đã tồn tại hàng trăm năm và có nguồn gốc cực kì đặc biệt.