Người phụ nữ duy nhất ở Việt Nam có tên được đặt cho cả một thành phố, người dân đời đời nhớ ơn
Năm 1902, một người Pháp đã viết quyển “Monographie de Baria”. Trong đó tiết lộ về địa danh Bà Rịa ở Việt Nam. Đây là cái tên xuất phát từ tên của người phụ nữ tên Nguyễn Thị Rịa. Bà là người có công khai phá, lập làng Phước Liêu vào năm 1789.
Trong cuốn “Địa chí Bà Rịa” do Hiệp hội nghiên cứu Đông Dương xuất bản cũng từng giải thích nguồn gốc địa danh Bà Rịa dựa trên lời lưu truyền dân gian trên. Tên của tỉnh thành này được đặt để tưởng nhớ bà Nguyễn Thị Rịa.
Vùng Bà Rịa xưa kia gọi là Mô Xoài hay Muỗi Xụy. Người Việt khi từ miền Trung vào khai phá Nam Bộ đã đặt chân đến đây đầu tiên. Theo truyền thuyết, khoảng thế kỷ XVIII bà Nguyễn Thị Rịa đã từ Phú Yên – Bình Định đến vùng đất này khai phá.
Bà Nguyễn Thị Rịa (1665 – 1759), còn được dân gian gọi là Tiên nữ Nương Nương, tước Hàm Nghè. Bà là người Việt Đàng Trong thời Chúa Nguyễn. Bà Rịa là người có tính cách kiên định, nhân từ, giản dị. Ngày trẻ bà đã vào Nam lập nghiệp, góp phần khai phá, lập ấp xứ Đàng Trong. Bà chính là người đã tạo nên cộng đồng người dân ở vùng đất mới, bỏ tiền khai hoang, mở nông trại. Những người mới đến định cư đều được bà Rịa đối xử tốt, tạo điều kiện cho định cư.
Năm 1759, bà Rịa qua đời, để lại toàn bộ tài sản cho người dân Tam Phước vì không có con cháu. Người dân đã lập khu mộ thờ cúng và tôn vinh bà. Khu mộ này hiện nằm cách trung tâm hành chính – chính trị huyện Long Điền khoảng 4 km. Nó nằm sát đường, đối diện với Ủy ban Nhân dân xã Tam Phước, huyện Long Điền.
Ngoài ra, ngày 16/6 Âm lịch hàng năm, người dân quanh vùng còn tổ chức lễ giỗ bà Nguyễn Thị Rịa. Đây là phong tục lâu năm, nhằm tưởng nhớ người phụ nữ có công khai hoang mở đất năm xưa.
Năm 1991, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập dựa trên ghép tên Bà Rịa. Đến năm 2012, thành phố trung tâm hành chính – chính trị, tỉnh lỵ của tỉnh này được đặt là thành phố Bà Rịa.
Không chỉ vậy, cây cầu nối Tam Phước – An Nhất, nơi bà Rịa từng khai hoang 300 mẫu ruộng được đặt tên là cầu Bà Nghè.
Chân dung nữ cảnh vệ đầu tiên của Việt Nam: Là nhân chứng lịch sử đặc biệt, dịch bức điện quan trọng
Không chỉ là nữ cảnh vệ đầu tiên của Việt Nam, người từng bảo vệ Bác, bà còn là nhân chứng lịch sử quan trọng.