Bí ẩn ngôi mộ cổ ngàn năm của người con gái Vua Hùng yêu quý, nhiều chuyện kỳ lạ chưa lý giải nổi
Nằm ở giữa gò Vình, thuộc xã Chương Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ có một ngôi mộ cổ. Đây là ngôi mộ đã tồn tại suốt hơn nghìn năm qua. Dân địa phương kháo nhau rằng không ai có thể xâm phạm ngôi mộ. Sở dĩ mọi người được sống êm ấm bao đời này cũng là nhờ ngôi mộ này che chở.
Dù biết ngôi mộ có từ lâu đời nhưng để nói rõ về gốc tích thì không ai biết. Những người già nhất làng này cũng “bó tay” vì ngôi mộ tuổi đời gấp nhiều lần họ. Chỉ biết rằng có 2 truyền thuyết gắn liền với ngôi mộ cổ.
Có nguồn cho rằng đây là mộ của Mị nương Ngọc Hoa. Tương truyền, khoảng những năm 1001, Vua Hùng đóng quân tại đây, trong một lần dong thuyền ngắm trăng thì gió to nổi lên khiến thuyền bị chìm. Lần đó Mị nương Ngọc Hoa không qua khỏi. Vua Hùng tiếc thương con gái nên xây mộ thật vững chãi bằng đá ong, xung quanh trồng nhiều lộc vừng và hai cây cọ. Hai cây cọ sẽ như hai cây đèn soi sáng, cũng như hai người hầu cận canh giấc ngủ cho công chúa.
Những năm 60 của thế kỷ trước, dân làng thường đến đây mò cua bắt ốc. Tình cờ họ phát hiện sau ngôi mộ có cái tiểu. Vài chục năm sau thì mọi người tìm thấy một con rùa đá và tôn nó làm thần Kim quy. Trên ban thờ ngôi mộ cổ này luôn có bốn bát hương, 1 của công chúa Ngọc Hoa, 1 của thần Kim quy, 1 của Thổ địa và 1 của Ngọc hoàng.
Ngàn đời nay người dân Chương Xá luôn tôn kính, không ai dám mạo phạm ngôi mộ. Đây được xem là nơi linh thiêng bậc nhất, phù hộ cho họ có cuộc sống bình yên bấy lâu.
Thứ hai, lại có tích cho rằng đây là mộ của công chúa Tiên Dung, hay còn được gọi là phu nhân Trần Thị Quế, vợ của Chử Đồng Tử. Những thông tin này được chép lại trong thư tịch cổ của xã Chương Xá.
Bất kể là công chúa Ngọc Hoa hay công chúa Tiên Dung thì đều là con gái của Vua Hùng. Chỉ xuất thân như vậy cũng đủ để ngôi mộ này trở nên đặc biệt, đáng tôn kính chứ đừng nói đến việc nó đã sừng sững ở gò đất suốt hơn ngàn năm.
Ngôi mộ này còn rất nhiều điểm đặc biệt. Đầu tiên là chuyện nó được xây bằng đá ong “linh vật xứ Đoài”. Đây là loại đá có tuổi thọ cao, càng để lâu càng săn chắc, cứng cáp. Đến hiện tại những hoa văn trên mộ vẫn còn nguyên vẹn, chỉ có phần móng là để lộ dấu hiệu bị bào mòn do sóng nước đánh.
Tiếp đến, ngôi mộ cổ nằm giữa cánh đồng chiêm trũng đầm Láng Chương. Xung quanh có 86 cây lộc vừng cổ đồ sộ, mọc tứ phía, khum khum như bao bọc lại ngôi mộ. Nhìn từ xa, gò đất có mộ cổ như một con rùa đang bơi trên mặt nước.
Dân gian quan niệm lộc vừng là loại cây có giá trị phong thủy, được trồng nhiều ở đình chùa, sân nhà. Nó mang lại may mắn, hưng thịnh nên rất được ưa chuộng. Tuổi thọ lộc vừng cũng rất lâu, có thể lên đến hàng trăm năm nên nó còn là biểu tượng của sự trường thọ.
Người dân tin rằng xưa kia Vua Hùng đặt những cây lộc vừng ở đây là muốn chúng sẽ chở che, bảo vệ giấc ngủ của con gái mình.
86 gốc lộc vừng được cho là không phải con số ngẫu nhiên. Số 8 trong tiếng Hán là “bát”, gần với chữ “phát”. Số 6 đọc là “lục”, gần với chữ “lộc”. Kết hợp chúng lại, ta có từ “phát lộc”. Liệu có phải người xưa muốn những cây lộc vừng này sẽ luôn sinh sôi, nảy nở ngàn đời?
Xưa kia có người dân đi cắt cỏ qua đây, chặt tạm cành lộc vừng làm đòn gánh. Đêm đó đang ngủ bà nghe tiếng gọi ám ảnh: “Trả cành vình cho ta”. Người đàn bà sợ hãi mang cành lộc vừng ra trả mới được yên. Hầu hết những ai từng chặt trộm lộc vừng đều phải tự động mang trả mà không nói rõ lý do.
18/2/1013, quần thể lộc vừng cổ ở gò Vình được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vinh danh là Cây Di sản Việt Nam. Nơi đây còn rất nổi tiếng trong vấn đề phong thủy, được đánh giá là địa điểm hội tụ tinh hoa đất trời. Những câu chuyện huyền ảo đến nay chưa ai giải đáp được chính xác, chỉ biết nét đẹp văn hóa gò Vình lưu giữ sẽ mãi trường tồn theo thời gian.
Ảnh: Tổ Quốc
Công nguyên bắt đầu tính từ năm nào? Năm 0 là năm gì? Việt Nam năm CN thứ 1 thuộc triều đại nào?
Có bao giờ bạn thắc mắc việc mọi người thường nói trước Công Nguyên, sau Công Nguyên là có ý nghĩa gì hay không? Vào năm Công Nguyên 1, triều đại nào tồn tại ở Việt Nam?