Đời sống

5 nữ hoàng giàu nhất lịch sử nhân loại: Võ Tắc Thiên thống trị top 1, tài sản gấp 62 lần Elon Musk

Trước khi qua đời vào tháng 9/2022 thì Nữ hoàng Elizabeth II của nước Anh được xem là nữ hoàng giàu nhất thời hiện đại với khối tài sản 600 triệu USD (khoảng 13.800 tỷ đồng). Dù vậy, Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị cũng không thể bước chân vào Top 5 nữ hoàng giàu có nhất lịch sử nhân loại khi ngay cả người đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng này cũng đã sở hữu khối tài sản lên đến hàng tỷ USD. 

1. Võ Tắc Thiên 

Võ Tắc Thiên phiên bản truyền hình do Phạm Băng Băng thủ vai

Võ Tắc Thiên (624-705) chính là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất của Trung Hoa thời phong kiến. Với những mưu mô hiểm độc, bà đã dần đi đến đỉnh cao quyền lực, mở ra triều đại của riêng mình. Trong 15 nắm quyền đó, Võ Tắc Thiên không ngừng mở rộng đế chế của mình sang Trung Á, đưa kinh tế phát triển vượt bậc khi tập trung vào việc buôn bán trà và lụa với các nước phương Tây trên Con đường tơ lụa. Ước tính khối tài sản mà và từng nắm giữ lên đến 16.000 tỷ USD, gấp hơn 62 lần người giàu thứ 2 thế giới hiện nay là Elon Musk (257 tỷ USD).

2. Catherine Đại đế

Tranh vẽ Catherine Đại đế

Catherine Đại đế (1729-1796) là người phụ nữ trị vì lâu nhất trong lịch sử Nga. Bất chấp tình hình chính trị rối ren khi có nhiều cuộc nổi dậy nổ ra nhưng Catherine Đại đế vẫn trụ vững và trị vì đất nước tốt. Người đời sau gọi thời kì bà trị vì là “thời kỳ hoàng kim của Nga”. Quyền lực và tầm ảnh hưởng của Catherine Đại đế lớn đến mức thời điểm đó, bà nắm giữ khoảng 5% GDP toàn cầu. Sau nhiều năm đứng trên đỉnh cao quyền lực, bà tích lũy được rất nhiều tài sản, đất đại, giá trị tương đương khoảng 1.500 tỷ USD tiền hiện đại.

3. Isabella I

Tranh vẽ Isabella I

Isabella I xứ Castile (1451-1504) được ca ngợi là một trong những nữ hoàng vĩ đại nhất của lịch sử Tây Ban Nha. Sau khi kết hôn với anh họ là Ferdinand II của xứ Aragon, lãnh thổ bà cai trị được mở rộng ra, đồng nghĩa với việc khối tài sản tăng lên nhanh chóng, Theo Celebrity Net Worth, thu nhập hàng năm của bà đến cuối đời là 1,45 triệu ducat (đơn vị tiền tệ bằng vàng khi đó). Làm một phép tính đơn giản như sau: 1.000 ducat tương đương với khoảng 110,7 ounce vàng, mỗi ounce vàng hiện nay có giá khoảng 1.230 USD, tức là thu nhập của nữ hoàng quy ra tiền hiện đại là khoảng 5 tỷ USD/năm. Trong 30 năm trị vì, số tiền nữ hoàng kiếm được không dưới 150 tỷ USD. 

4. Cleopatra VII

Tượng và phục dựng AI gương mặt Cleopatra VII

Cleopatra VII (69–30 TCN) cai trị Ai Cập từ năm 51 TCN đến năm 30 TCN. Bà được xem là nữ hoàng tài giỏi và nổi tiếng bậc nhất trên thế giới khi vào thời kì bà cai trị, bà nắm trọn Ai Cập trong lòng bàn tay nhờ các chiến thuật thao túng chính trị sắc sảo, kiểm soát các ngành công nghiệp chủ chốt như lúa mì, giấy cói, sáp thơm,... Với nhan sắc xinh đẹp cùng sự thông thạo nhiều ngoại ngữ, Nữ hoàng Cleopatra VII được cho là có quan hệ tình cảm và xây dựng liên minh quân sự với các nhà lãnh đạo La Mã Julius Caesar và Mark Antony. Nhờ đó mà sau những cuộc chiến tranh khốc liệt, kinh tế của Ai Cập vẫn thoát khỏi tình trạng kiệt quệ và ngày càng phát triển hơn. Khối tài sản của bà quy ra tiền hiện đại rơi vào khoảng 96 tỷ USD.

5. Hatshepsut

Tượng Hatshepsut

Hatshepsut (1507–1458 TCN) vốn có xuất thân cao quý khi là con gái của pharaoh Thutmosis I, chị cùng cha khác mẹ và sau này là vợ của pharaoh Thutmosis II. Lên ngôi sau khi chồng qua đời, nữ hoàng Hatshepsut nhanh chóng nắm quyền kiểm soát và bộc lộ khả năng trị vì đất nước tài tình khi đưa đế chế Ai Cập cổ đại khi đó trở nên thịnh vượng, giàu có. Từ đó, không chỉ đất đai, châu báu mà bà còn là người kiểm soát các mỏ vàng, đồng và đá quý. Chỉ tính riêng các mỏ vàng của bà quy ra tiền hiện đại rơi vào khoảng 2 tỷ USD.

 

Nữ giáo sư Toán học Việt Nam đầu tiên đón tin vui lớn ở tuổi 90: Vừa xuất bản luận án lưu lạc 50 năm

Sau 50 năm lưu lạc ở nước ngoài thì luận án hơn 200 trang viết tay của nữ giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam đã được xuất bản thành sách.