Khoa học thưởng thức

'Giấc mộng' mưa kim cương ngoài đời thật: Sẽ có nếu Trái Đất xảy ra 1 hiện tượng

Báo Live Science mới đây vừa đưa tin về một mô hình nơi kim cương phun ra từ sâu bên dưới bề mặt Trái đất như các đài phun nước khổng lồ. Nhờ mô hình này mà các nhà khoa học đã lý giải được sự xuất hiện của kim cương trên Trái Đất cũng như dự đoán về lần xuất hiện tiếp theo của những cơn mưa kim cương. 

Sự phân tách lục địa làm tuôn ra magma trong lòng đất kèm theo kim cương

Theo đó, mưa kim cương thường chỉ xuất hiện khi có núi lửa phun trào. Những ngọn núi này không chỉ tuôn ra dung nham, tro bụi mà còn bắn kim cương như mưa. Trong quá trình các lục địa bị xé rách, nói cách khác là chia tách thì magma sẽ thoát ra, kéo theo kim cương. Bởi vốn dĩ loại đá quý hiếm này không có ở gần mặt đất mà hình thành ở độ sâu 150 km hoặc hơn.

Ảnh minh họa

Giáo sự Gernon đến từ Đại học Southampton (Anh) cho biết: "Những viên kim cương đã nằm dưới đáy các lục địa hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ năm. Phải có một số kích thích khiến chúng đột ngột bị thúc đẩy". Kích thích đó chính là việc các siêu lục tan rã thành nhiều châu lục (trong quá khứ) và tiếp tục phân tách trong tương lai. 

Hiện nay Trái Đất đang có dấu hiệu chia tách để tạo ra thêm châu lục. Điển hình là việc châu Phi được cho là có dấu hiệu sắp nứt làm 2-3 phần, dạt ra và gắn vào các siêu lục địa Nam - Bắc đối nghịch. Khi đó, việc xuất hiện những cơn mưa kim cương sẽ được tái diễn một lần nữa kể từ lần gần nhất là hơn 20-30 triệu năm trước. Tuy nhiên theo tính toán thì cũng phải khoảng 200 triệu năm nữa thì điều này mới có thể xảy ra.

 

Căn nhà đặc biệt nhất miền Tây, bên trong toàn đồ cổ, có cả long sàng giá trị hàng trăm triệu

Mỗi một món đồ trong căn nhà này đều được chủ nhân xem như báu vật vô giá, không bao giờ bán.