Giải trí

Thân thế thực sự của Sa Tăng: Là người Tây Vực hay có nguồn gốc Nhật Bản?

Thân thế thực sự của Sa Tăng: Là người Tây Vực hay có nguồn gốc Nhật Bản?

Sa Tăng là nhân vật gây nhiều tò mò nhất trong 4 thầy trò Đường Tăng khi xuất thân thực sự cho đến nay vẫn là một bí ẩn. 

Trong Tây Du Ký, Sa Tăng là nhân vật trầm lặng nhất trong 4 thầy trò, điều này cũng khiến cho thân thế tam đồ đệ của Đường Tăng trở nên bí ẩn. Người ta vẫn thường cho rằng Sa Tăng vốn là con người nhưng trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, tác giả này lại miêu tả Sa Tăng có diện mạo khá kì dị và hung dữ:

Tạo hình Sa Tăng trong Tây Du Ký 1986

"Khắp đầu tóc đỏ rối tung,

Tròn xoe hai mắt sáng trưng như đèn.

Mặt thì xàm xạm đen đen,

Tiếng rồng như sấm thét lên vang lừng.

Mình khoác áo lông ngỗng vàng,

Lưng thắt hai dải mây rừng trắng bong.

Chín đầu lâu cổ đeo vòng,

Tay cầm bảo trượng oai phong vô cùng".

800 dặm cát lún thành Lưu Sa hà dài tám trăm dặm - Ảnh minh họa 

Xét tiền kiếp của Sa Tăng là Quyển Liêm đại tướng - chức quan trông rèm, trông xa giá cho Ngọc Đế - không đem lại nhiều thông tin về thân thế của nhân vật này. Tuy nhiên, khảo cứu sách sử Trung Quốc tìm được manh mối Ngô Thừa Ân là một tiểu thuyết gia thời nhà Minh, xây dựng Tây du ký dựa trên Đại Đường Tây Vực ký và các câu truyện dân gian nhỏ lẻ. Dựa vào chi tiết 800 dặm cát lún thành Lưu Sa hà dài tám trăm dặm, nơi mà lông ngỗng rơi xuống cũng chìm thì Sa Tăng rất có thể là hiện thân của thần cát lún. Như vậy, rất có thể Sa Tăng chính là người Tây Vực. 

Kappa 

Tuy nhiên, đó chỉ là suy đoán. Đối với người Nhật, Sa Tăng lại được cho là có liên quan đến Kappa - loài lưỡng cư nổi tiếng ở Nhật Bản có một phần đầu trũng xuống, miệng như mỏ chim, chân ếch, thân và mai của ba ba. Loài này vô cùng nguy hiểm vì thường lẻn tấn công gia súc và con người để ăn nội tạng. Khi Tây du ký du nhập vào Nhật Bản (thời Minh Trị), người Nhật tin rằng nhà Sa Tăng giống hệt Kappa và cây trượng hình nửa mặt trăng của hắn có lẽ là nông cụ có nguồn gốc từ Nhật Bản. Chưa kể Kappa là loài rất sợ khỉ, điều này trùng khớp với việc Sa Tăng luôn tỏ ra sợ hãi trước Tôn Ngộ Không.