Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cái
Loài động vật này có 'của quý' to gấp 8-9 lần cơ thể của chúng, trở thành loài có 'của quý' lớn nhất thế giới.
Nếu bạn cho rằng loài động vật càng to càng vạm vỡ sẽ có "của quý" càng to thì đó là một suy nghĩ sai lầm. Bởi, loài động vật có dương vật lớn nhất thế giới tuy kích thước cơ thể nhỏ nhưng chỗ đó lại cực "khủng" vì gấp 8 – 9 lần cơ thể nó. Con vật này chính là con hà biển.
Hà biển có tên khoa học là Cirripedia, là loài động vật chân khớp đặc biệt với phần chân đã tiêu biến, thuộc cận lớp Cirripedia trong phân ngành Giáp xác, có họ với cua và tôm hùm. Loài này chỉ sống ở vùng nước mặn, thường là khu nước nông hoặc có thủy triều. Chúng thường bám vào các vách đá, tàu thuyền hay các động vật khác vì không có chân, không có khả năng tự di chuyển. Đó chính là lý do vì sao người ta gọi loài này là "siêu ăn bám".
Không chỉ sở hữu "của quý" khủng, hà biển cũng có cách giao phối vô cùng "ám ảnh". Vì không có chân để di chuyển nên mỗi khi muốn quan hệ, chúng sẽ thả "cái ấy" của mình ra ngoài, để mặc nó trôi nổi như chiếc cần câu. Cùng với sự di chuyển của sóng biển, chiếc "cần câu" ấy sẽ chạm được vào con cái và cứ thế thụ tinh. Hà biển cũng có thể sinh sản thông qua một phương pháp gọi là spermcasting (phóng tinh trùng), trong đó hà đực giải phóng tinh trùng của mình vào trong nước và hà cái tự đón lấy thụ tinh cho trứng của mình.
Hà biển được xem là loài có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho sinh lý đàn ông. Tại Việt Nam, nó được xem là đặc sản của Hạ Long, Quảng Ninh. Dù nhu cầu tăng cao nhưng hà biển lại không thể nuôi theo phương thức nhân tạo mà chỉ có thể khai thác từ tự nhiên, do đó nên giá trị kinh tế của loài này cũng ngày càng tăng cao.