Giải trí

Không phải Đường Tăng hay Bồ Tát, danh tính người đặt tên cho Sa Tăng khiến ai nấy đều bất ngờ

Không phải Đường Tăng hay Bồ Tát, danh tính người đặt tên cho Sa Tăng khiến ai nấy đều bất ngờ

Danh tính thực sự của người đặt cái tên Sa Tăng khiến fan Tây Du Ký gần 40 năm cũng phải bất ngờ vì... không nghĩ tới. 

Trong 3 đồ đệ của Đường Tăng, tam đồ đệ Sa Tăng có lẽ là người "mờ nhạt" nhất khi luôn rất kiệm lời, dọc đường đi thỉnh kinh thường lặng lẽ gánh đồ đi theo sự phụ và các sư huynh. Sa Tăng nổi bật với tính cách siêng năng, cần mẫn, nhưng lại ba phải, không dám đấu tranh chống lại những thói xấu của Trư Bát Giới. Do đó nhân vật này chính là đại diện cho khía cạnh "tịnh" của con người. 

Sa Tăng trong Tây Du Ký 1986

Nguyên tác Tây Du Ký có miêu tả ngoại hình của Sa Tăng như sau: 

"Khắp đầu tóc đỏ rối tung,

Tròn xoe hai mắt sáng trưng như đèn.

Mặt thì xâm xạm đen đen,

Tiếng rống như sấm thét lên vang lừng.

Mình khoác áo lông ngỗng vàng,

Lưng thắt hai dải mây rừng trắng bong.

Chín đầu lâu cổ đeo vòng,

Tay cầm bảo trượng oai phong vô cùng".

Tôn Ngộ Không là người đã đặt cái tên Sa Tăng 

Sa Tăng vốn là Quyển Liêm đại tướng trên Thiên Đình nhưng vì làm vỡ chén lưu ly ở Hội Bàn Đào trong lúc say rượu nên bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái. Sau khi quyết định phò tá Đường Tăng, hắn đã được gọi là Sa Tăng. Người đặt cái tên này chính là Tôn Ngộ Không. Dù là người nóng nảy, không giỏi chữ nghĩa nhưng dựa trên cách chào giống hoà thượng, kết hợp với nguồn gốc từ sông Lưu Sa của đệ đệ mà Tôn Ngộ Không đã quyết định gọi hắn là Sa Tăng (hòa thượng ở sông Lưu Sa). 

Sa Tăng tu thành chính quả, được phong làm Bát Bảo Kim Thân La Hán Bồ Tát, hơn Trư Bát Giới 1 bậc

Ngoài cái tên Sa Tăng, tam đồ đệ của Đường Tăng còn được Quan Thế Âm Bồ Tát đặt cho cái tên Ngộ Tịnh, nghĩa là giác ngộ được tâm thanh tịnh trong đạo Phật. Sau khi đến được Tây Trúc, tu thành chính quả, Sa Tăng được phong làm Bát Bảo Kim Thân La Hán Bồ Tát, cao hơn nhị sư huynh Trư Bát Giới một bậc.