Các thái giám sợ tắm cho phi tần đến mức mỗi lần phục vụ xong chỉ muốn quên hết đi.
Thái giám là lực lượng người hầu quan trọng không kém cung nữ trong hoàng cung. Họ là những người đàn ông bình thường, trải qua quá trình tịnh thân (cắt bỏ "của quý") thì có thể tự do đi lại trong cung để hầu hạ hoàng đế và phi tần.
Ngoài những công việc nặng nhọc ra thì thái giám còn phảo hầu hạ phi tần tắm. Đây tưởng như là công việc nhẹ nhàng nhưng đối với họ lại là nỗi ám ảnh chỉ muốn xóa khỏi kí ức. Nguyên nhân đầu tiên là bởi việc tắm rửa cho phi tần không chỉ là việc làm sạch toàn bộ cơ thể mà còn phải thanh tẩy tinh thần cho họ. Nghe có vẻ trừu tượng nhưng điều này rất quan trọng. Bởi, phi tần dù cũng có quyền hành, được cơm bưng nước rót, kẻ hầu người hạ nhưng họ vẫn phải chịu đựng những quy định khắt khe, dẫn đến áp lực dồn nén. Việc giúp họ trút bỏ gánh nặng tâm lý chưa bao giờ là dễ dàng.
Nguyên nhân thứ hai, dù thái giám đã không còn chức năng của đàn ông nhưng dù sao thì họ và phi tần cũng sẽ có sự khác biệt về về ngoài. Do đó, khi hầu hạ chủ nhân tắm, họ cần phải đối mặt một cách tự nhiên nhất, kiểm soát chặt chẽ hành vi và cảm xúc để vừa không vượt qua ranh giới, lại vừa thực hiện đầy đủ lễ nghi. Chỉ cần sơ sẩy thất lễ là các thái giám sẽ gặp phải họa sát thân.
Thứ ba, thái giám phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm để chuẩn bị đủ nước nóng, pha hương liệu và dùng tay chà xát một cách vừa phải cho các phi tần. Thông thường các thái giám sẽ mất 3-4 giờ đồng hồ để phục vụ phi tần tắm.
Thứ tư, dù đã tịnh thân nhưng nhiều thái giám vẫn có cảm xúc và ham muốn nên việc nảy sinh cảm xúc "lạ" với các chủ tử xinh đẹp cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, đây lại là sự giày vò tinh thần vì thái giám chỉ là phận người hầu, hoàn toàn không thể đụng tới người phụ nữ của đế vương.
Có thể thấy, công việc này đòi hỏi sự chuyên tâm cả về thể chất lẫn tinh thần để các phi tần chỉ việc ngồi yên trong bồn tận hưởng, không cần động tay chân. Dù vậy các thái giám vì xuất thân nghèo hèn nên phải cắn răng chịu đựng để có thể tồn tại và lo lắng cho gia đình ở quê nhà.