Đời sống

Choáng váng trước loài cua ‘mượn hồn’ dùng rác thải làm nhà, sống trong nắp chai nhựa

Rác nhựa bị thải xuống biển nhiều đến các loài cua, ốc mượn hồn đã sử dụng các nắp chai, mảnh thủy tinh để làm nhà.

Chúng ta thường thấy những con cua, ốc mượn hồn sử dụng những chiếc vỏ không được sử dụng do động vật giáp xác chết để lại, tuy nhiên trong những năm trở gần đây loài vật này lại sử dụng rác thải nhựa bị xả xuống biển để làm nhà.

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học kết luận rằng đây có thể là vấn đề toàn cầu đối với nhiều loài khác nhau. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Warsaw ở Ba Lan đã phân tích gần 29.000 hình ảnh về loài cua mượn hồn được những người đam mê động vật hoang dã tải lên các nền tảng trực tuyến như iNaturalist. Họ đã xác định được 386 con cua có vỏ nhân tạo làm nhà của chúng bằng cách sử dụng nắp nhựa mà con người xả ra.

Vấn đề này ảnh hưởng đến ít nhất 10 trong số 16 loài cua mượn hồn trên cạn được tìm thấy trên khắp các vùng nhiệt đới của hành tinh. 

Cua mượn hồn có bụng mềm với bộ xương ngoài cần được bảo vệ, để tiết kiệm quá trình tiêu tốn nhiều năng lượng trong việc nuôi vỏ của riêng mình, chúng cần chiếm lấy những chiếc vỏ không được sử dụng do động vật giáp xác chết để lại. Tuy nhiên các đại dương trên thế giới ngày càng bị ô nhiễm bởi nhựa nên nhiều loài ốc mượn hồn đang ngày càng muốn sử dụng rác làm nơi trú ẩn.

Tuy nhiên hiện vẫn không rõ liệu các lớp vỏ nhựa này có ảnh hưởng tới sức khỏe của loài cua mượn hồn hay không.

Vấn đề này như một cảnh báo để nói lên sự ô nhiểm môi trường biển nghiêm trọng đang diễn ra trên toàn thế giới.

Theo IFL Science.