Đời sống

Phú bà khiến Tần Thủy Hoàng tôn kính, đúc tượng tưởng nhớ, hưởng đặc ân ngay cả Thái hậu cũng không có

Phú bà khiến Tần Thủy Hoàng tôn kính, đúc tượng tưởng nhớ, hưởng đặc ân ngay cả Thái hậu cũng không có

Thời Tần Thủy Hoàng trị vì có một nữ thương nhân góa chồng vô cùng nổi tiếng được gọi với cái tên Thanh quả phụ (259 - 210 TCN). Bà là người vùng Ba Thục, ngày nay là Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên, vang danh khắp nơi vì tài kinh doanh và độ giàu có khó ai bì kịp. Không ngoa khi nói Thanh quả phụ chính là chủ đế chế thương nghiệp lớn bậc nhất thời Chiến quốc và cũng là nữ doanh nhân đầu tiên ở Trung Quốc.

Tranh minh họa Thanh quả phụ

Lấy chồng năm 18 tuổi, Thanh quả phụ có 4 năm chung sống hạnh phúc bên người chồng họ Ba làm nghề buôn bán khoáng vật chu sa. Sau khi chồng mất, bà không đi thêm bước nữa, tên gọi của phú bà này cũng xuất phát từ đó. Là người phụ nữ thông minh, nhanh nhạy, Thanh quả phụ thâu tóm nhiều hạng mục kinh doanh lớn, bành trướng thế lực gia tộc trên đất Ba Thục. Tương truyền Ba Thục thời đó có dân số 50.000 người thì số người đi theo bà làm ăn đã có tới 10.000 người. Với quy mô kinh doanh và thế lực lớn, Thanh quả phụ là 1 trong 7 thương nhân có tầm ảnh hưởng nhất thời Xuân Thu Chiến Quốc, xếp ngang hàng với Phạm Lãi, Đoan Mộc Tứ, Bạch Khuê, Uy Đốn, Quách Tông, Ô Thị Lõa. Người ta ví tài sản mà gia đình Thanh quả phụ tích góp được là "phú khả địch quốc" với 800 triệu lạng bạc, 5,8 triệu lạng vàng, 1.000 nô bộc và hơn 2.000 bảo tiêu (người bảo vệ tài sản cho thương nhân). 

Tần Thủy Hoàng vô cùng kính trọng Thanh quả phụ

Giàu có lại chịu chi, Thanh quả phụ trong cả cuộc đời đã quyên tặng Tần Thủy Hoàng khối lượng tiền bạc nhiều không đếm được, còn được "thiên cổ nhất để" tin tưởng khi thường xuyên mời đến gặp để tham khảo ý kiến về các vấn đề chính trị, quân sự. Cụ thể, khi Tần Thủy Hoàng muốn luyện đan dược trường sinh bất tử, Thanh quả phụ là người cung cấp thủy ngân, chu sa - 2 nguyên liệu quan trọng nhất. Hay khi hoàng đế muốn xây dựng Vạn Lý Trường Thành, bà cũng không tiếc tiền quyên góp, nuôi quân. Vô số nhu cầu của triều đình cần đến tiền đều được nữ phú bà này đáp ứng. Chỉ nhiêu đó thôi cũng đủ để Tần Thủy Hoàng không thể không tôn kính Thanh quả phụ. 

Chính vì thế mà vua Tần vì bà đã thúc đẩy xóa bỏ tư tưởng, lễ nghi trọng nam khinh nữ, hạ thấp địa vị phụ nữ hay quan điểm cũ trọng nông khinh thương. Vì tấm lòng trung trinh của bà nên vua Tần còn sắc phong nữ thương nhân làm Trinh phụ, dựng tượng ở quê nhà để vinh danh. Thậm chí còn đặt tên một loài hoa theo phong hiệu của bà là Trinh nữ tử, trinh nữ hoa. Nhà tơ Lưu Bân thời Tống có viết trong bài thơ Hoa Trinh Nữ Tử của mình như sau: "Bà Ba (họ chồng của Thanh quả phụ) biết luyện đan, Thủy Hoàng gọi là Nữ Hoài Thanh. Loài hoa này giống ở Tần Đài (huyện Phong, tỉnh Giang Tô), nổi tiếng vì quả màu đỏ tím rất đẹp".

Tượng Thanh quả phụ

"Biên niên sử Trường Thọ" còn ghi lại rằng Tần Thủy Hoàng khi nghe tên bà chết tại Hàm Dương vì đau ốm đã vô cùng đau lòng, cho đem di thể của bà về chôn cất tại quê nhà. Thanh quả phụ còn được hưởng đặc ân chưa từng có, trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ họ thời con gái được ghi chép vào chính sử - điều mà ngay cả Tuyên thái hậu - mẹ ruột của Tần Thủy Hoàng - cũng không được hưởng.

 

Bí ẩn tộc người suýt tuyệt chủng ở Việt Nam: Thế kỉ 20 vẫn ăn lông ở lỗ, có tục lấy em dâu, chị dâu làm vợ

Là tộc người được phát hiện muộn nhất ở nước ta, nhờ sự quan tâm của nhà nước mà người A Rem nay đã phát triển và có cuộc sống ổn định, hiện đại hơn rất nhiều.