Đời sống

Tấm bia quý Hòa Thân để lại ghi đúng một chữ nhưng lại khiến hoàng đế đời sau không ai dám đụng tới

Hòa Thân - "đệ nhất tham quan" của Trung Quốc - cả đời sống tham ô, nhận hối lộ, vơ vét tiền của của dân nên dĩ nhiên hắn sở hữu vô số món báu vật quý giá. Tuy nhiên, trong tất cả tài sản của Hòa Thân để lại thì có một món đồ mà tất cả hoàng đế đời sau đều không dám đụng đến, đó là tấm bia trấn trạch đặt trong phủ của hắn. 

Tranh vẽ Hòa Thân lúc trẻ và khi về già

Tấm bia này bên trên khắc chữ Phúc do chính hoàng đế Khang Hy ngự bút. Tương truyền, Khang Hy là người rất giỏi thư pháp, tuy nhiên lại hiếm khi thấy ngài đề chữ. Một trong những lầm hiếm hoi là khi Hiếu Trang thái hoàng thái hậu bệnh nặng, bấy giờ có người hiến kế lập đàn cầu phúc nên hoàng đế đã nghe theo. Ngài trai giới 3 ngày, ngự bút viết một chữ Phúc và chữ này sau đó đã được khắc lên trên bia đá. Quả thực sau đó Hiếu Trang thái hoàng thái hậu đã khỏi bệnh và sống thọ hơn cả Khang Hy, tấm bia có chữ Phúc do Khang Hy ngự bút cũng được đưa lên hàng "đệ nhất thiên hạ".

Tấm bia có chữ Phúc do Khang Hy ngự bút

Không rõ bằng cách nào mà Hòa Thân có thể sở hữu được tấm bia quý giá trên. Hắn đem tấm bia này đặt vào một cái động bí mật nằm ngay trên long mạch của Đại Thanh. Nhiều người cho rằng tấm bia này có thể có đóng góp quan trọng về mặt tâm linh nên con đường quan lộ của Hòa Thân mới rộng mở đến vậy, dù có tham ô hay gây họa bao nhiêu thì hắn vẫn sống giàu sang, bình yên đến già. 

Hang động nơi phát hiện ra tấm bia

Tấm bia chữ Phúc này là bí mật lớn trong cuộc đời Hòa Thân, chỉ sau khi vua Gia Khánh đăng cơ, điều tra về tham quan này thì mới phát hiện ra chiếc động có tấm bia bên trong phủ của hắn. Còn trước đó, cửa động luôn được niêm phong kín mít, không một ai có thể bước chân vào. Tuy nhiên, vì tấm bia chữ Phúc liên quan trực tiếp tới long mạch vương triều, nên các đời vua sau không ai dám đụng tới nó.

 

Khối ngọc Hòa Thân tặng vua Càn Long được định giá hơn 14 tỷ đồng, độc nhất vô nhị trên thế giới

Thông minh, tài giỏi lại khéo nịnh Càn Long nên dù có là 'đệ nhất tham quan' thì Hòa Thân vẫn được vua yêu quý, trọng dụng.