Tư vấn

Vứt máy Crop đi, hãy mua Full Frame!

Vứt máy Crop đi, hãy mua Full Frame!

Máy Full frame và crop khác nhau nhiều vể chất lượng không? Mấy tay làm review thì thường hay nói nào là máy Full Frame sáng hơn, chi tiết tốt hơn, màu sắc đẹp hơn, rồi đưa ra mấy cái con số gì mà nghe chả nhớ, đọc chả hiểu …. Những yếu tố đó rất vớ vẩn, vì con mắt các anh chả phải là cái máy để có thể đo được chính xác những thứ đó. Huống chi sự chênh lệch về cùng một công nghê giữa các hãng chênh lệch nhau không nhiều . Cái quan trọng nhất đối với người chụp ảnh nghiêm túc đó là: Sensor đó thể hiện được gì mà thôi. Ý là chụp được cái gì?  

Sensor
 

Trên nguyên tắc quang học thì hình ảnh sau khi đi từ ống kính vào sensor sẽ có 2 đặc điểm sau : (1) Nét nhất ở giữa ảnh và ít nét hơn khi ra rìa. (2) Sáng nhất ở giữa ảnh và tối dần khi ra rìa. Chính vì vậy các bài review của nước ngoài hay crop hình tại góc và tại tâm ảnh chứ không crop đại bất cứ chỗ nào.

So sánh Sensor

Nhưng chính cái độ chuyển từ từ sáng nhất đến tối dần và từ cái nét nhất đến mờ dần đó mới chính là cái làm cho ảnh nhẹ nhàng và có chiều sâu hơn. Với máy crop thì phần đẹp nhất đó bị “crop” mất .  

Full Frame

Full Frame – Photo: Khanh Nguyen

(3)Và cũng chính cái vùng chuyển từ tâm ra rìa đó quyết định đến “sự thể hiện” DOF mà dân chơi bây giờ gọi là “xoá phông”. Với người viết thì không có khái niệm “teen xoá phông” và cũng cực kỳ dị ứng với từ này. Nhưng đối với người viết, DOF cự kỳ quan trọng trong hình ảnh. Tuỳ theo trường phái hay phong cách chụp của bạn mà DOF đảm nhận các vai trò khác nhau trong việc định hướng thị giác người xem. Bạn có thể thấy tại sao với cái máy point & shoot cũng có zoom thụt ra thụt vào, cũng có thể chỉnh chế độ ưu tiên khẩu mà khi mở khẩu chụp thì cái ảnh chả xoá nổi cái gì cả. Chính vì cái sensor của point & shoot phổ thông chỉ bé tí tì ti . Hoặc ngay cả một cái máy quay phim hầm hố kềnh càng mà đài truyền hình thường vác đi quay phóng sự thì quay cái gì cũng in- focus , nét từ trước ra sau ..cũng bởi vì cái sensor bé xíu của nó.   

Tổng hợp 3 yếu tố khác biệt của vùng chuyển đó là ít nét dần, tối mờ dần, và DOF , khi so sánh kĩ 2 ảnh chụp từ 2 máy Crop và Full Frame sẽ thấy sự khác biệt rất lớn.

Full Frame

Full Frame – Photo: Khanh nguyen

Lời khuyên chân thành: Ai mà còn xài máy crop thì đổi gấp đi. Chụp hoài mà thấy ảnh mình cứ kì kì vẫn khác khác so với ảnh chụp Full Frame thì hiểu rồi nhé. Còn những ai quan niệm ” thiết bị không quan trọng, quan trọng do người chụp”. Ok ! Xin chúc người đó may mắn.

Chợt nhớ tới cái dòng mirrorless đang làm mưa làm gió thị trường. Các “thiết bị gia” review  tâng bốc nó lên tận may xanh, nào là màu sắc thế này, WB thế nọ , chụp đẹp không thua DSLR .v.v.v Nhưng thưa ngoại trừ một vài cái mirroless full frame có giá trên trời như Leica M9, Sony RX1 .. thì những cái còn lại như Sony Nex này Nex nọ, Fujifilm, Panasonic, Samsung .v.v.v đều là cropped sensor hết. Và Với Sensor Crop thì cũng chỉ để mấy em gái cầm chụp hoa chụp bướm cho vui mà thôi.

Leica M9

Leica M9, một trong những Mirrorless hiếm hoi có sensor Full Frame với giá cao khủng khiếp

Đọc tới đây sẽ có một số người “nhột” như ở vài bài viết khác. Nói rằng  họ chụp ảnh phong cảnh, ảnh Macro, ảnh thể thao. Họ cần DOF sâu nhất nên Crop cũng chả sao. Xin thưa DOF là 1 chuyện độ chuyển mềm mại của ảnh là chuyện khác. Và làm ơn phân biệt cái độ chuyển trong phần (1) và (2) này với cái vignette đen xì thường thấy nhé.

Một số người nói họ chụp Mirrorless vì có thể  thay những ống kính Manuals Focus đẹp và độc mà họ sưu tập được từ các hãng danh tiếng như Carl Zeiss, Voigtlander v.v.v . Xin thưa xài lens tốt mà chụp ra tấm ảnh mất hết những phần đẹp nhất của tấm ảnh thì chụp bằng cái gì cũng như nhau thôi. Đó là chưa nói tới các Lens kèm theo các máy Mirrorless Cropped Sensor  cũng chỉ là những lens vứt đi dù nó có T sao đỏ hay T sao vàng gì đó. Vấn đề về ống kính này sẽ bàn sâu trong một bài khác…

Ok tới đây  nếu bạn thực sự nghiêm túc với nhiếp ảnh: thì sẽ biết mình nên mua cái gì rồi  nhé : Nếu mua máy DSLR  thì mua Full Frame, nếu kinh phí không cho phép thì mua Full Frame đời cũ như Canon 5D đời đầu chẳng hạn. Còn nếu mua Mirrorless thì cũng chỉ mua Full Frame nếu budget cho phép. Nhưng trước khi mua hãy tham khảo các bài viết về ống kính trên Techz ( đã có sẵn một số và sẽ được cập nhật liên tục) để hiểu rõ cái ống kính đi kèm theo máy full frame đó hoặc các ống kính gắn vào được cái Camera Full frame đó chụp được cái gì và chụp như thế nào. Còn không thì cứ Point & Shoot cho gọn nhẹ.  Đừng vì những quảng cáo hay reviews um sùm trên mạng làm choáng ngợp. Hãy nhìn vào ảnh mà cảm nhận.

5D mark I

5D mark I vẫn là một chiếc máy tốt, thậm chí rất tốt mặc dù đã cũ và mức giá phải chăng

 

Đọc thêm: Canon EOS 6D chính thức xuất hiện tại VN: Fullframe nhỏ gọn nhất

Thanh Hải

*Lưu ý: Bài viết mang tính chủ quan của người viết.

By Bow Letrinh @Bow101