Đời sống

Vị vua duy nhất bị sét đánh, suýt thành 'vua mù' sử Việt: Mưu giết bề tôi để cướp vợ

Mạc Mậu Hợp là vị vua nắm quyền trong giai đoạn nhà Mạc suy yếu và phải trải qua những biến cố đầy đau thương. Đây cũng là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Mạc ( tính giai đoạn đóng đô ở Thăng Long). Theo đó, Mạc Mậu Hợp (1560-1592) lên ngôi khi chỉ mới 2 tuổi sau khi vua cha Mạc Tuyên Tông qua đời sớm. Ông cùng Lê Nhân Tông là những ông vua lên ngôi trẻ nhất trong lịch sử việt Nam.

Nhờ có  chú họ Mạc Kính Điển (con thứ ba của vua Mạc Thái Tông) nhiếp chính mà chính sự khi Mạc Mậu Hợp lên ngôi ở tuổi còn nhỏ được ổn định. Đến thời điểm Mạc Kính Điển mất năm 1580 thì triều đại nhà Mạc cũng suy yếu hẳn. 

"Lịch triều hiến chương loại chí" có ghi chép lại, năm 1578, Mạc Mậu Hợp bị sét đánh nhưng may mắn thoát chết, nhưng bị liệt nửa người. Sau đó, đến năm 1581, nhà vua bị chứng “thong manh”, mắt nhìn không rõ và phải nhờ đến thầy thuốc giỏi mới bình phục sau vài năm.

May mắn cho nhà vua này vì nếu không có thầy thuốc giỏi chữa trị thì ông đã trở thành ông vua mù trong sử Việt. Tiếc thay, dù được chữa khỏi mắt nhưng tâm bệnh của Mạc Mậu Hợp lại ở chỗ không cai trị nghiên cẩn, báo trước hoạ tàn nghiệp dòng họ. 

“Đại Việt quốc sử diễn ca” có lời: “Mạc dần suy yếu từ nay, Vận Lê xem đã đến ngày trùng hanh.”

Đáng nói dù và vị vua  lâu nhất trong số các vua Mạc thời hưng thịnh nhưng chính thói hoang dâm hiếu sắc của ông 1 một trong những nguyên nhân khiến nghiệp của họ Mạc suy vong. Ông Vua này thậm chí còn mưu giết bề tôi để cướp vợ.

Trang thông tin của Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia cho biết: “Nếu như trong lịch sử Trung Quốc có không ít chuyện các hôn quân, bạo chúa cướp vợ của thần dân, con em hoàng tộc hoặc bề tôi của mình để thỏa mãn dục vọng thì lịch sử Việt Nam chỉ duy nhất có vua Mạc Mậu Hợp là dám làm chuyện như vậy. Ông đã lập kế định giết một danh tướng trong triều để cướp vợ khiến cho một bộ phận binh lực nhà Mạc đã theo viên tướng này về quy phục vua Lê làm cho thế lực của Mạc Mậu Hợp ngày càng suy yếu. Sự việc này xảy ra vào cuối năm Nhâm Thìn (1592). Sách Lê triều thông sử viết: “Vợ viên trấn thủ Nam đạo Sơn quận công Bùi Văn Khuê là Nguyễn Thị Niên, tức con gái Nguyễn Quyện. Chị gái của Thị Niên là hoàng hậu của Mậu Hợp vì thế Thị Niên thường được ra vào trong cung. Mậu Hợp thấy Thị Niên, đem lòng yêu mến bèn ngầm tính kế giết Văn Khuê để cướp vợ y”.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho biết rõ hơn: “Chúa Mạc là Mậu Hợp ngày ngày say đắm tửu sắc. Nguyễn thị là con gái của Nguyễn Quyện và là vợ Bùi Văn Khuê, nhân có em gái là vợ của Mạc Mậu Hợp, nên thường ra vào trong cấm cung. Mậu Hợp ưng ý Nguyễn thị vì nàng có nhan sắc, nên muốn giết Văn Khuê để chiếm lấy nàng. Văn Khuê biết chuyện, bèn đem quân bản bộ tự ý rút về Gia Viễn, đóng binh một chỗ, không chịu vào chầu. Mậu Hợp sai quân đến bức bách để bắt Văn Khuê sai con trai là Văn Nguyên chạy vào Thanh Hoa, dâng lễ đầu hàng và xin cứu viện. Trịnh Tùng ưng nhận cho hàng và mừng rỡ nói: Văn Khuê đầu hàng, thế là trời giúp cho ta được chóng thành công. Đất đai bản triều có thể hẹn ngày khôi phục được”.

 

Trong khoảng thời gian trị vì, vương triều của Mạc Mậu Hợp phải trải qua nhiều năm đánh nhau với quân Lê - Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy. Sau khi người chú là Mạc Kính Điển qua đời, vua Mạc Mậu Hợp liên tiếp bị đánh bại, phải bỏ chạy. Cứ như thế, quân Mạc ngày càng thất thế, liên tiếp thất bại. Khi đích thân dẫn quân đi đánh giặc vào cuối năm 1592, Mạc Mậu Hợp thất bại sau đó bị truy lùng và phải cải trang thành nhà sư trốn trong chùa. Tuy nhiên, cuối cùng nhà vua vẫn bị quân Trịnh bắt được.

Mạc Mậu Hợp bị bắt, đóng cũi giải về Thăng Long

Ông bị quân nhà Trịnh treo 3 ngày. Sau đó, Trịnh Tùng ra lệnh cho quân lính chém đầu Mạc Mậu Hợp ở bãi cát Bồ Đề, sau đó đem thủ cấp dâng lên vua Lê Thế Tông ở Vạn Lại - Thanh Hóa. Mạc Toàn sau đó kế nghiệp nhưng sau đó cũng nhanh chóng bị quân Trịnh đánh bại.

 

Trạng Nguyên đi học muộn nhất Việt Nam: 17 tuổi mới biết chữ, khiến vua Khang Hy giảm năm cống nạp

Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, 1 nhân tài là được xem là vị Trạng Nguyên đi học muộn nhất nhưng vẫn được người đời tôn kính vì những công trạng lớn lao cũng tấm gương về sự khảng khái.