Hàng không - Vũ trụ

Tiết lộ về quá trình bay lên Mặt Trăng, liệu có phức tạp như chúng ra thường nghĩ?

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, con người đã có thể bay lên Mặt Trăng và khám phá từng ngóc ngách của ngôi sao này. Tuy nhiên, tùy vào trang thiết bị của mỗi quốc gia mà thời gian đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng sẽ khác nhau, ví dụ như tàu vũ trụ không người lái Chandrayaan-3 của Ấn Độ mất 41 ngày để hạ cánh thành công xuống cực nam của Mặt Trăng; Tàu Luna-25 của Nga lại chỉ mất 6 ngày để tiến vào quỹ đạo Mặt Trăng; Tàu Chang'e 2 của Trung Quốc hay tàu Apollo-11 của NASA thậm chí mất có 4 ngày; Tàu vũ trụ Luna-1 của Liên Xô chỉ mất vỏn vẹn 36 giờ để chạm tới quỹ đạo của Mặt Trăng;...

Được biết, Mặt Trăng cách Trái Đất khoảng 384.400 km, tương đương với hơn 4.000 giờ (166 ngày) lái ô tô với vận tốc 100km/h. Tuy nhiên, Mặt Trăng nằm ngoài không gian nên chúng ta buộc phải di chuyển bằng loại phương tiện đặc biệt là tàu vũ trụ. Chúng có thiết kế giúp con người di chuyển trong chân không của không gian và chịu được các điều kiện khắc nghiệt của hành trình. Có 3 phương pháp chính để bay lên Mặt Trăng bằng tàu vũ trụ gồm bay theo Quỹ đạo điểm hẹn Mặt Trăng, Quỹ đạo điểm hẹn Trái Đất và bay trực tiếp. Trong đó phổ biến nhất là phương án Quỹ đạo điểm hẹn Mặt Trăng.

Cụ thể, tàu vũ trụ chính cùng với tàu hạ cánh nhỏ hơn sẽ được đưa lên quỹ đạo Mặt Trăng rồi sau khi đến Mặt Trăng sẽ tách ra và tàu chính sẽ vẫn ở trên quỹ đạo Mặt Trăng, còn tàu hạ cánh nhỏ sẽ đậu trên bề mặt ngôi sao đặc biệt này. Đến khi tàu chính hoàn thành nhiệm vụ thì tàu hạ cánh sẽ quay trở lại quỹ đạo Mặt Trăng để ghép nối với tàu chính. Sau khi phi hành đoàn di chuyển từ tàu đổ bộ sang tàu chính thì chúng sẽ tiếp tục được tách rời, cả hai cùng nhau trở về Trái Đất.

Thời gian du hành Mặt Trăng phụ thuộc vào loại tàu vũ trụ, tốc độ tàu, quỹ đạo tàu và sứ mệnh của nhà du hành. Chính vì nhu cầu đi lên Mặt Trăng ngày càng cao mà các nhà khoa học và kỹ sư đang nỗ lực mỗi ngày để tìm ra những cách thức mới để giúp hành trình lên Mặt Trăng được nhanh chóng hơn.

 

Danh tính quan nhiếp chính cuối cùng của Việt Nam, từng thay vua Bảo Đại điều hành nhà Nguyễn

Vị quan nhiếp chính cuối cùng của Việt Nam được sử sách ca ngợi là người tài năng, đức độ, hết lòng vì nước vì dân.