Đời sống

Tổng Tham mưu trưởng huyền thoại của Việt Nam: Vị danh tướng với cách đánh 'nở hoa trong lòng địch'

Tổng Tham mưu trưởng huyền thoại của Việt Nam: Vị danh tướng với cách đánh 'nở hoa trong lòng địch'

Đại tướng Văn Tiến Dũng (2/5/1917 - 17/3/2002) tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, từng trải qua cuộc sống cơ cực, chứng kiến cảnh lầm than của đồng bào, tội ác của thực dân, đế quốc và tay sai, ông đã sớm giác ngộ, đi theo con đường của Đảng và để lại nhiều dấu ấn trên con đường hoạt động cách mạng.

Ai-tu-mot-cong-nhan-ngheo-tro-thanh-mot-trong-nhung-tuong-linh-hang-dau-cua-lich-su-viet-nam

Năm 1936, ông tham gia phong trào đấu tranh của công nhân và tham gia tổ chức cuộc bãi công của công nhân dệt Hà Nội. Đến năm 1938, ông trở thành Bí thư Chi bộ ngành thợ dệt Hà Nội.

Ai-tu-mot-cong-nhan-ngheo-tro-thanh-mot-trong-nhung-tuong-linh-hang-dau-cua-lich-su-viet-nam

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã 3 lần bị địch bắt, tra tấn, buộc tội “làm Việt Minh” và bị giam cầm ở Nhà tù Hỏa Lò, Nhà tù Sơn La. Tháng 7/1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam và 3 ngày sau lại được thả ra do không có chứng cứ buộc tội.

Ngay khi được thả tự do, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã ra hoạt động công khai giữa lòng địch. Đến tháng 9/1939, ông bị bắt lần thứ hai và bị kết án hai năm tù. Tháng 9/1941, trên đường bị địch áp giải từ nhà tù Sơn La về Hà Nội để đưa vào trại tập trung, đồng chí đã trốn thoát. 

Tháng 3/1943, ông liên lạc với Đảng và được giao nhiệm vụ làm Bí thư Ban Cán sự Đảng tỉnh Hà Đông, Bí thư Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 4/1944, đồng chí được cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ; tháng 8/1944 bị địch bắt lần thứ 3, tháng 12/1944 vượt ngục ra tiếp tục hoạt động. Ngày 12/1/1945, đồng chí bị chính quyền thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt tại tòa án tỉnh Bắc Ninh.

Từ tháng 4/1945, ông trở thành Ủy viên Ủy ban quân sự cách mạng Bắc Kỳ, được phân công phụ trách việc tổ chức và giữ chức vụ Bí thư Khu ủy Chiến khu Quang Trung. Tháng 8/1945, ông trực tiếp chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Tháng 11/1945 - 1946,  đồng chí là Ủy viên Quân ủy Trung ương, chỉ đạo chiến đấu chống Pháp ở khu “Nam Tiến” và khu vực từ Vân Nam (Trung Quốc) đến Sầm Nưa (Lào), chỉ huy lực lượng tiến công vào Lai Châu, Sơn La. Ông là Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Cục trưởng Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam - Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia Việt Nam từ tháng 2/1947.

Năm 1948, đồng chí được phong quân hàm Thiếu tướng. Từ tháng 10/1949, ông là Chính ủy Liên khu 3. Năm 1951 - 1953,  ông trở thành Đại đoàn trưởng kiêm Chính ủy đầu tiên của Đại đoàn 320 (Đại đoàn Đồng Bằng) hoạt động trong vùng địch kiểm soát ở đồng bằng Bắc Bộ.

Ai-tu-mot-cong-nhan-ngheo-tro-thanh-mot-trong-nhung-tuong-linh-hang-dau-cua-lich-su-viet-nam-1

Trong những năm này, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã phát triển nghệ thuật quân sự thông qua vận dụng cách đánh bí mật, táo bạo, thọc sâu ngay vào vùng địch hậu, được gọi là cách đánh “nở hoa trong lòng địch”.

Trận tiến công đánh thẳng vào cụm cứ điểm ở Thị trấn Phát Diệm đêm 20-12-1951 là một điển hình của nghệ thuật chọn hướng tiến công, chọn mục tiêu tiến công, điển hình của cách đánh “nở hoa trong lòng địch”, đánh vào nơi địch không thể nào ngờ tới. Nhận nhiệm vụ phối hợp với mặt trận chính của chiến dịch Hòa Bình, khi Đại đoàn 320 đang huấn luyện ở Thanh Hóa đã cấp tốc hành quân về địa bàn đồng bằng sông Hồng và bí mật, táo bạo, bất ngờ, thọc sâu vào vùng địch hậu Phát Diệm, Ninh Bình. Phát Diệm là một cụm cứ điểm rắn và hiểm trở do hệ thống kênh mương chia cắt rất phức tạp, là khu căn cứ hậu phương an toàn của địch nằm sâu trong hành lang phòng ngự vòng ngoài. Các đơn vị ta đã vượt qua hơn 20km dày đặc đồn bốt địch và sông rạch, sình lầy, bất ngờ nổ súng tiến công. Chỉ trong một đêm, quân ta đã tiêu diệt và làm tan rã 10 cứ điểm lớn nhỏ, sau đó tiêu diệt toàn bộ lực lượng cứu viện của địch. Phát huy thắng lợi, ta phát triển ra đánh vỡ vành đai vòng ngoài, tiêu diệt, bức rút, bức hàng hàng loạt vị trí, tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào chiến tranh nhân dân địa phương, mở rộng vùng giải phóng và các khu du kích ở Ninh Bình.

 

Ai-tu-mot-cong-nhan-ngheo-tro-thanh-mot-trong-nhung-tuong-linh-hang-dau-cua-lich-su-viet-nam

Năm 1953, ông được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ làm tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và là tổng tham mưu trưởng lâu nhất trong lịch sử với 25 năm.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bộ Chính trị, tại Tổng hành dinh, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo các mặt trận, đánh thắng nhiều chiến dịch lớn; bảo vệ Hà Nội, miền Bắc trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ...

 

Đặc biệt, trong những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng thường xuyên có mặt tại chiến trường, trực tiếp chỉ huy các chiến dịch then chốt, như: Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào; Trị - Thiên; Chiến dịch Tây Nguyên và đặc biệt là Chiến dịch Hồ Chí Minh thống nhất đất nước.

Không chỉ làm việc tại cơ quan đầu não, thời gian này, theo sự phân công của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Đại tướng Văn Tiến Dũng nhiều lần rời căn phòng làm việc, trực tiếp vào chỉ huy các mặt trận nóng bỏng, có tính chất bước ngoặt của cuộc chiến.

Ai-tu-mot-cong-nhan-ngheo-tro-thanh-mot-trong-nhung-tuong-linh-hang-dau-cua-lich-su-viet-nam-4

Giữa những ngày giáp Tết năm Ất Mão (1975), vị tổng tham mưu trưởng một lần nữa bí mật rời Tổng hành dinh (Nhà D67) vào Tây Nguyên, chỉ huy những đòn tấn công chiến lược, mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 và kết thúc cuộc chiến với vai trò tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. Từ 1980 - 1986, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 

 

Danh tính tiến sĩ đầu tiên ở miền Nam: Có nỗi oan 150 năm và từng bị đục tên khỏi bia tiến sĩ

Năm 1867, sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, cụ đã tuyệt thực trong 17 ngày trước khi quyên sinh. Cụ còn bị xóa hết phẩm hàm, đục bỏ tên trên bia tiến sĩ. Mãi đến năm 1886, cụ mới được khôi phục lại chức vị.