Tiết lộ quốc gia duy nhất trên thế giới từ bỏ Tết Nguyên đán, lý do thật sự đằng sau gây bất ngờ
Vào năm 1873, Nhật Bản bắt đầu áp dụng việc sử dụng lịch dương nhằm mục đích bắt kịp sự phát triển của các nước phương Tây. Lúc này, tầng lớp tinh hoa của “đất nước mặt trời mọc” cũng cho rằng nhiều tập quán của châu Á đang kìm hãm sự phát triển của đất nước, trong đó nổi bật là Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, lý do thật sự khiến Nhật Bản quyết định áp dụng lịch Gregorian chỉ đơn giản là chồng các sự kiện theo lịch âm lên lịch dương. Do đó, Ganjitsu - ngày đầu của năm âm lịch rơi vào ngày 1/1 là ngày đầu của năm dương lịch. Vậy nên Nhật Bản thường đón tết sớm hơn trên dưới 1 tháng so với những quốc gia khác trên thế giới.
Vào ngày đầu năm mới, các gia đình sẽ được nghỉ làm để dọn dẹp, trang trí nhà cửa (bằng tre xanh, cành thông xanh, tờ giấu ghi câu ước cuối năm, câu đối, bánh mochi và quýt vàng), nấu những món ăn bắt mắt, các thành viên quây quần ăn uống và đổ ra đường vui chơi, ăn uống, hoặc thăm đền chùa. Đây được xem là dịp để người Nhật “sạc pin” sau chuỗi ngày dài làm việc áp lực, vất vả.
Một số hình ảnh về ngày đón năm mới ở Nhật Bản:
Được biết, thời gian đầu áp dụng, nhiều người dân ở Nhật Bản không đồng tình và vẫn âm thầm tổ chức Tết Nguyên đán. Họ cho rằng Tết Dương lịch lại có khí trời lạnh lẽo, không phù hợp để đón năm mới. Tuy nhiên, sau cùng lịch âm đã biến mất hoàn toàn khỏi cuộc sống hàng ngày ở Nhật Bản.
Hiện nay, ở Nhật Bản vẫn còn một gia đình đón năm mới theo hình thức giống Tết Nguyên đán. Điển hình là lễ hội mùa xuân dài 15 ngày ở Yokohama, nơi người dân địa phương tổ chức múa sư tử, xem diễu hành kỷ niệm và ngắm những chiếc đèn lồng vào ngày cuối cùng của lễ hội.
Mặc dù là dịp lễ lớn trong năm nhưng người dân Nhật Bản chỉ được nghỉ làm chỉ 4 ngày, từ 31/12 đến 3/1. Vào ngày 4/1, công sở, văn phòng trở lại hoạt động bình thường.
4 trường hợp đưa tiền típ được chấp nhận ở Nhật Bản và những điều cấm kỵ nhiều người Việt không biết
Trái với phong tục của nhiều nước phương Tây và Việt Nam, việc đưa tiền típ ở Nhật Bản thường bị xem là hành động thô lỗ, bất lịch sự. Tuy nhiên, có 4 trường hợp dưới đây việc đưa tiền típ sẽ được mọi người chấp nhận.