Đời sống

Thương cảng đầu tiên sầm uất bậc nhất của Việt Nam: Tuổi đời 874 năm, là trung tâm buôn bán của ĐNA

Thương cảng đầu tiên sầm uất bậc nhất của Việt Nam: Tuổi đời 874 năm, là trung tâm buôn bán của ĐNA

Thương cảng Vân Đồn là một trong những cảng biển quan trọng và lâu đời nhất của Việt Nam, nằm ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Được xây dựng từ năm 1149, đến nay, cảng biển này đã có tuổi đời lên đến 874 năm. Thương cảng Vân Đồn có lịch sử gắn liền với sự phát triển của đất nước, là nơi giao lưu thương mại và văn hóa với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

e6c8eb3a4bd99087c9c8-111

Theo các tài liệu lịch sử, thương cảng Vân Đồn chính thức được thành lập vào thời vua Lý Anh Tông, năm Đại Đinh thứ 10 (1149), với tên gọi ban đầu là trang Vân Đồn. Kể từ đó, Vân Đồn đã trở thành một thương cảng quốc tế quan trọng của đất nước với một hệ thống các bến cảng, điểm kiểm soát tàu thuyền, hàng hóa, thu thuế và căn cứ phòng vệ. Thời đó, thương cảng Vân Đồn không phải là một bến cảng như hiện nay mà là hệ thống bến thuyền thương mại trên nhiều đảo trong vịnh Bái Tử Long. Trên phạm vi khoảng 200 km2, có các bến: Cống Đông, Cống Tây (xã Thắng Lợi); Cái Làng, Cống Cái (xã Quan Lạn); Cái Cổng, Con Quy (xã Minh Châu); Cống Yên, Cống Hẹp (xã Ngọc Vừng), thuộc huyện Vân Đồn ngày nay.e

Vào các thời Lý - Trần, Vân Đồn đã có các khu định cư tương đối trù mật, khu khai thác và sản xuất với nhiều di tích, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng… Trong suốt gần 7 thế kỷ (từ giữa thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XVIII), cảng biển Vân Đồn đã trở thành 1 trong những nơi giao thương sầm uất nhất Đông Nam Á. Thương cảng Vân Đồn giữ một vai trò kinh tế, chính trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, thiết lập và mở rộng các mối quan hệ bang giao của nước ta trong các thời đại Lý, Trần, Lê, Mạc.

0676493de1de3a8063cf-109

Cùng với hệ thống cảng biển, thương cảng Vân Đồn còn có sự kết nối chặt chẽ với các bến cảng đảo ven bờ; các cảng, bến vùng cửa sông như Yên Hưng, Hoành Bồ; với vùng Vạn Ninh (Móng Cái), Cát Bà và các làng nghề dệt, gốm sứ cùng nhiều ngành, nghề thủ công khác của vùng châu thổ Sông Hồng và cả miền Đông Nam Trung Quốc. Trên cơ sở đó, Vân Đồn và vùng biển đảo Đông Bắc của nước ta đã trở thành điểm đến của nhiều đoàn thương thuyền từ các nước trong khu vực cũng như là phương Tây.

Ngoài là nơi giao thương buôn bán sầm uất, cảng biển Vân Đồn còn giữ 1 vị trí quân sự chiến lược quan trọng, đảm bảo an ninh cho cửa ngõ Đông Bắc Việt Nam. Điều này được minh chứng rất rõ trong chiến thắng của danh tướng Trần Khánh Dư vào năm 1288 với quân xâm lược Nguyên Mông ở trận Vân Đồn.

e6cdb0520cb1d7ef8ea0-106

Đến cuối thế kỷ 17, thương cảng Vân Đồn dần mất đi vị thế của mình khi nhiều khu chợ ở kinh đô Thăng Long, Hưng Yên, Quảng Nam mở cửa cho thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh…được vào sâu trong nội địa buôn bán. Sang đến thế kỷ 19, thời nhà Nguyễn, thương cảng Vân Đồn không còn hoạt động. Cư dân bỏ đi nơi khác, kho tang bến bãi dần bị hỏng. Các bến thuyền thương mại chuyển thành bến phục vụ nhu cầu đánh cá, trao đổi lâm, hải sản đến các nơi khác trong nước của nhân dân địa phương.

699d6661f6822ddc7493-112

Tuy nhiên, trong các giai đoạn hiện nay, các giá trị của thương cảng Vân Đồn đang được hồi sinh mạnh mẽ, trở thành động lực để huyện đảo có thể trỗi dậy với vị thế mà nơi này từng có trong lịch sử. Vân Đồn hiện giữ vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và quốc tế.

 

6 trường hợp bị từ chối cấp sổ đỏ, có nộp hồ sơ cũng bị trả về ai cũng cần nắm được để tránh

Việc từ chối nhận hồ sơ và từ chối cấp Sổ đỏ khá phổ biến. Để đảm bảo quyền lợi, người dân nên chú ý 6 trường hợp bị từ chối sau đây để tránh.