Thiết bị công nghệ

Thú chơi bàn phím cơ 'gây nghiện' của giới trẻ Việt Nam

329775966_894593928395924_1497490127441078766_n

Bàn phím cơ xách tay du nhập tại thị trường Việt Nam từ vài năm trước đây, tuy nhiên với giá bán đắt đỏ  cùng số lượng ít khiến cho những sản phẩm này rất khó tiếp cận đến đông đảo người dùng. Nhưng trong khoảng thời gian gần đây, phong trào sử dụng bàn phím cơ đang thực sự nở rộ, với nhiều mẫu mã phong phú, giá thành phải chăng, bất cứ ai cũng có thể sở hữu cho mình một chiếc bàn phím đúng theo nhu cầu, sở thích của từng cá nhân. Trong bài viết này, hãy cùng lý giải vì sao bàn phím cơ đang dần trở thành xu hướng của giới trẻ Việt Nam hiện nay!

Tùy chọn được layout, thiết kế, màu sắc của bàn phím

339909821-199277106179193-3931839231628210976-n-1682511563.jpg
 

Nếu như trước đây, bàn phím truyền thống chỉ cho phép bạn tùy chọn các màu sắc thì giờ đây, người dùng có thể tùy chỉnh hầu như tất cả mọi thứ trên chiếc bàn phím custom của mình. Cụ thể, với những chiếc bàn phím custom có hỗ trợ từ nhà sản xuất, người dùng có thể thay đổi màu sắc, chất liệu bằng cách thay thế các linh kiện vỏ ngoài như top, bot hay thậm chí là cân nặng bằng việc gắn vào các phần tạ trong, tạ bên ngoài tùy theo ý thích. Từ đó, chiếc bàn phím không chỉ đơn thuần là công cụ giúp bạn làm việc, giải trí, đây còn là một sản phẩm thể hiện rõ được nét cá tính của bạn.

330992268-573643708124201-5007314077771427532-n-1682511562.jpg
 

Ngoài ra, bàn phím custom mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn về layout. Bạn có layout kích thước đầy đủ (full size), hoặc thích gọn gàng hơn nhưng có hàng phím F với layout 75, 80, thậm chí là nhỏ gọn hơn nữa với layout 65, 60, 40 và nhiều kích thước hơn cả thế nữa. Các kích thước khác nhau sẽ đáp ứng cho mỗi công việc khác nhau, dành cho những bạn làm văn phòng, designer hay developers, layout thường sử dụng bàn phím từ 75, 80 (kèm theo hàng phím F), hoặc dân nhập liệu cần layout có kích thước đầy đủ (bao gồm cả numpad). Còn đối với những bạn làm việc linh động, cần mang theo bàn phím đi khắp đó đây, kích thước nhỏ gọn từ layout 65 trở xuống sẽ cực kỳ tiện lợi.

329002060-606339600885265-8828427399213280886-n-1682511562.jpg
 

Chưa hết, tùy theo chất liệu của phím (vỏ case) cũng sẽ đánh giá được 'gu' của bạn như thế nào. Nếu bạn muốn nặng, đầm - bàn phím kim loại với chất liệu nhôm, đồng sẽ phù hợp với tiêu chí. Chất liệu nhựa, gỗ sẽ mang đến trọng lượng nhẹ nhàng hơn. Lưu ý rằng, chất liệu vỏ khác nhau cũng mang đến cảm giác âm gõ khác nhau hoàn toàn đấy nhé. 

Thay đổi được lực nhấn, hành trình và âm thanh của bàn phím

a184ac409393f0c2f1db656fedc6cc5cjpg-1682512278.jpg

Switch bàn phím cho phép thay đổi được lực nhấn và hành trình với từng loại lò xo khác nhau tùy theo sở thích gõ của bạn. Nếu bạn thích một hành trình dài, cảm giác gõ nặng bạn có thể chọn những lò xo từ 67g trở lên. Ở dưới mức này là lực nhấn trung bình, dao động từ 55g ~ 62g. Thấp hơn bạn có thể chọn lò xo 55g trở xuống. 

screen-shot-2023-04-26-at-192525-1682511964.jpg
 

Ngoài ra, mỗi loại switch khác nhau cũng sẽ đưa ra các loại âm thanh và âm lượng khác nhau. Đó có thể là các loại âm thanh như clicky, clacky, thocky hay thậm chí là im lặng hoàn toàn mà chúng ta vẫn thường gọi là silent. Đối với dân văn phòng, để có cảm giác gõ, các bạn vẫn hay chọn loại âm thanh nhỏ nhẹ hoặc im lặng để tránh làm ồn người đối diện. Hệ âm thanh clicky hay có âm lượng lớn sẽ là nhu cầu của các bạn game thủ. 

screen-shot-2023-04-26-at-192544-1682511964.jpg
 

Về cảm giác gõ, switch cũng chia ra các loại riêng biệt như Clicky, Linear hay Tactile. Đa số người dùng hiện nay đều yêu thích loại switch linear vì cảm giác gõ mượt mà, êm ái và đi hết hành trình một cách trơn tru hơn. Tactile switch mang đến phản hồi xúc giác, có khấc sau mỗi lần gõ để người dùng cảm nhận được từng cú nhấn của mình. Trong khi đó, Clicky cho ra phản hồi âm thanh khá giống với tiếng click chuột rất đặc trưng. 

Hô biến giao diện với đủ loại keycap, artisan khác nhau

63526947-a41e-484a-9607-0bc64d85bd89-1682511633.jpg
 

Thú vị hơn hết, người dùng còn có thể thay đổi các loại keycap khác nhau với nhiều màu sắc và chiều cao khác nhau. Các loại profile được sử dụng khá phổ biến được cộng đồng phím cơ yêu thích như SA, Cherry, OEM, DSA hay XDA. Qua đó, người dùng có thể phối các loại keycap để phù hợp hơn với màu sắc của bàn phím.

87dc8bb4-1246-4647-8b8a-31dec34ebf9d-1682511563.jpg
 

Để tô điểm thêm cho bàn phím của bạn trở nên đặc biệt, các mẫu artisan sẽ là sự lựa hàng đầu được gắn thay thế cho các loại keycap. Đó có thể là hình những chú chó, mèo đáng yêu, hay dũng sĩ samurai dũng mãnh phù hợp với cá tính của bạn. 

Chỉ khoảng 1 triệu đồng để bạn có thể custom được một chiếc bàn phím cơ ưng ý!

efe75409-3c3f-4a50-963e-52be283adb13-18820-000008a0b009404d-1682511711.JPG
 

Nếu như vài năm trước đây, bạn có thể sẽ phải bỏ ra đến hàng chục triệu đồng để mua một chiếc bàn phím cơ có khả năng custom switch, keycap.. Thì giờ đây, chỉ với hơn 1 triệu đồng, bạn đã có thể mua lẻ từng bộ phận của bàn phím (bao gồm kit, switch, keycap, stab) để ráp nối chúng thành một chiếc bàn phím mà bạn mong muốn. 

Tôi tin rằng một chiếc bàn phím "đẹp" theo sở thích của bạn sẽ mang đến cho bạn nhiều niềm vui và nguồn cảm hứng mỗi ngày tại góc làm việc, học tập. 

*Bài viết có tham khảo một số hình ảnh trên VIETNAM MECHANICAL KEYBOARD và Mode Designs

Chúc bạn đọc có được trải nghiệm vui vẻ khi đến với bộ môn bàn phím cơ.

 

Bàn phím cơ đầu tiên trên thế giới có gắn chip xử lý

(Techz.vn) Finalmouse là nhà sản xuất đầu tiên trên thế giới đưa CPU và GPU vào trong một chiếc bàn phím cơ.