Tàu cao tốc trên cao nguyên lớn nhất thế giới đi vào hoạt động làm thế giới kinh ngạc
- Nhật Bản phát triển công nghệ điện gió mạnh không kém 'quái vật' của công ty đứng sau đập Tam Hiệp
- Trung Quốc xây thêm 'thủy điện ngược' dự kiến tích nước phát điện lớn gấp 10 siêu đập Tam Hiệp
- Loạt siêu đập của Trung Quốc 'điên cuồng' tích nước, độc chiếm Mekong: So với Tam Hiệp mới choáng!
- Vén màn những sự thật về đập Tam Hiệp, để lộ những tình tiết gây tranh cãi khắp thế giới
Hôm 1/7 vừa qua, tàu cao tốc nối hai thành phố Tây Ninh và Cách Nhĩ Mộc đã đi vào hoạt động để thay thế một phần cho các đoàn tàu chậm truyền thống. Đây được xem là tuyến đường sát cao tốc chạy trên khu vực địa hình cao và phức tạp nhất thế giới.
Tuyến đường sắt này là một phần của siêu tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng dài 1.956 km chạy trên cao nguyên lớn nhất thế giới nối thành phố Tây Ninh ở tỉnh Thanh Hải với Lhasa ở Khu tự trị Tây Tạng ở phía tây nam Trung Quốc thuộc
Theo đó, tàu cao tốc mới có tổng chiều dài là 829 km sẽ bắt đầu từ Ga Tây Ninh ở phía đông và đi qua các thành phố nổi tiếng như Hoàng Nguyên, Hải Yến, Ô Lan, Đức Linh Cáp đến Ga Cách Nhĩ Mộc ở phía tây. Tàu cao tốc mới di chuyển với tốc độ 160 km/h giúp thời gian di chuyển giữa hai thành phố này chỉ còn khoảng 5 tiếng rưỡi. Mức giá thấp nhất cho chuyến tàu này từ 215 NDT (hơn 700 nghìn đồng).
Tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng nằm trên cao nguyên cao nguyên Thanh Tạng hay cao nguyên Tây Tạng là cao nguyên rộng lớn và cao nhất thế giới, với độ cao trung bình trên 4.500 mét.
Đoàn tàu được sử dụng mang tên CR200J Fuxing EMU được thiết kế để hoạt động trong môi trường có độ cao lớn và nhiệt độ thấp. Các chuyên gia đã áp dụng nhiều công nghệ như cách sắp xếp đặc biệt để hệ thống thông gió có thể xử lý chênh lệch nhiệt độ cục bộ đáng kể và gió cát mạnh.
Ngoài ra, đoàn tàu cao tốc này cũng đã đã tận dụng lợi thế địa lý của Thanh Hải bằng cách lắp đặt các tấm pin mặt trời để hấp thụ ánh sáng ban ngày kéo dài, sưởi ấm đường ray và bảo vệ chúng khỏi nhiệt độ đóng băng trong mùa đông và ban đêm.
Các sửa đổi cũng đã được thực hiện đối với các nền tảng trên đoạn đường sắt, bao gồm lắp đặt mái che mưa, hàng rào và đường ống thoát nước mới, để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra do thời tiết cát địa phương và mang lại trải nghiệm lái xe tốt hơn cho du khách.
Trước khi nâng cấp, khu vực này chỉ có thể tiếp nhận các đoàn tàu truyền thống chạy với tốc độ 120 km/h. Các cải tiến bắt đầu vào tháng 7 năm ngoái để giải quyết các vấn đề như ăn mòn do đất mặn và hư hỏng nền đường và cầu do cát gây ra.
Đầu máy tàu công nghệ nhiên liệu Hydro mạnh nhất thế giới ra mắt, 'chỉ thải ra nước'
Mới đây, một công ty tại Trung Quốc đã công bố chế tạo thành công đầu máy tàu hoạt động bằng công nghệ Hydro lớn nhất thế giới với khả năng hoạt động tới 190 giờ.