Đời sống

Nhà bác học duy nhất Việt Nam thông thạo 26 thứ tiếng ở tuổi 25: Được đặt tên cho đường, trường học

Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898), là nhà bác học, nhà văn, nhà ngoại giao, nhà giáo dục và nhà cải cách ngôn ngữ Việt Nam. Ông được coi là người tiên phong trong việc sử dụng và phổ biến chữ Quốc ngữ, đồng thời có nhiều tác phẩm quý giá về lịch sử, địa lý, văn học, từ điển và dịch thuật. Ông cũng là 1 trong 18 nhà bác học thế giới về ngôn ngữ của thế kỉ 19, được ghi tên vào Bách khoa Tự điển Larousse. Ở tuổi 25, Trương Vĩnh Ký đã thông thạo nhiều ngôn ngữ Đông Nam Á cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, như các thứ tiếng: Campuchia, Thái Lan, Lào, Malaysia, Myanmar, Chăm, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hi Lạp, Latin…

nha-bac-hoc-viet-thong-thao-26-thu-tieng-luc-moi-25-tuoi-0

Tượng Trương Vĩnh Ký ở một góc công viên Thống Nhất nhìn ra nhà thờ Đức Bà năm 1969 (hiện được đặt ở Bảo Tàng Mỹ Thuật TP.HCM).

Thần đồng tự học nhiều hơn ở trường

Trương Vĩnh Ký từ lúc lọt lòng mẹ (6-12-1837) ở Cái Mơn, xã Vĩnh Thạnh cho đến lúc qua đời (1-9-1898) ở Chợ Quán, Sài Gòn đã trải qua bao cơn sóng gió. Cha của ông là Trương Chánh Thi, một lãnh binh của triều Nguyễn mất khi ông còn rất nhỏ. Cha mất sớm, nhưng Trương Vĩnh Ký được xem là thần đồng khi 3 tuổi đã thuộc làu Tam Kinh, 4 tuổi ông học viết, 5 tuổi (1842) đã cắp sách đến trường học chữ Nho, chữ Nôm với thầy giáo. Sau vài ba năm, ông thông suốt Minh Tâm Bửu Giám, đọc Tứ thư, Ngũ kinh, thuộc nhiều thơ Đường, thơ Tống... 

Ngoài ra, theo lời những người thân hậu bối, lúc nhỏ ông còn thuộc nhớ nhiều bài ca dao dài mà người lớn không biết. Cậu bé Ký đọc sách mà người cha mang từ miền Trung vào như Nhất Thiên Tự, Tam Thiên Tự, Ngũ Thiên Tự, Minh Đạo Gia Huấn, thơ Đường, thơ Tống...

nha-bac-hoc-viet-thong-thao-26-thu-tieng-luc-moi-25-tuoi-2

Tượng Trương Vĩnh Ký được đặt tại 1 bảo tàng ở Bến Tre.

Năm 1846, Trương Vĩnh Ký được gửi cho 1 người Pháp tên Borelle (tên Việt Nam là Thừa Hòa) ở Cái Nhum (Vĩnh Long) để học tiếng Latin và tiếng Pháp. Sau đó, ông Thừa Hòa phải đi xa nên nhờ một người Pháp tên là Bouilleaux (tên Việt Nam là Cố Long) lo hộ việc nuôi dưỡng và học hành của cậu Ký. Năm Vĩnh Ký 11 tuổi (1848), ông được Cố Long gởi đến học tại Pinhalu (Phnom Penh, Campuchia). Tại đây, ông được cùng cùng hơn 20 học sinh khác đến từ nhiều nước khác nhau ở Đông Nam Á. Cũng tại đây, ông đã thông thạo hầu hết các thứ tiếng của các bạn học cùng như: Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ciampois (Chăm)…

Ngoài việc học từ các bạn, ông còn tự học ở sách, từ điển trong thư viện của nhà trường. Các nhà ngôn ngữ học đương thời cho rằng Trương Vĩnh Ký đã tự tìm ra những quy luật ngữ pháp giống nhau, khác nhau của các tiếng nước ngoài để học nhanh và dễ dàng.

Năm 14 tuổi (1851), Trương Vĩnh Ký tiếp tục được gởi vào trường ở Poulo Penang (một hòn đảo nhỏ trên vùng Nam Dương, thuộc Malaysia). Trong khoảng thời gian 7 năm theo học tại đây, Trương Vĩnh Ký học chuyên ngữ Latin và Hi Lạp. Ngoài ra, ông còn học nâng cao các thứ tiếng khác như Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Malaysia, Nhật, Hi Lạp, Thái Lan, Pháp, Ý…Ông tự học tiếng Nhật, Ấn bằng cách cắt các báo cũ, rồi dùng phương pháp đối chiếu, diễn dịch mà tìm ra các mẹo luật văn phạm.

1

Chân dung Trương Vĩnh Ký và 1 bài báo viết về ông.

Cuối những năm 1880, Trương Vĩnh Ký đã xuất bản sách dạy tiếng Thái Lan, Campuchia. Đến năm 1892, ông soạn được ba bộ sách dạy tiếng Miến Điện (tức Myanmar ngày nay): Cours de langue birmane, Vocabulaire français-birman, Guide de la conversation birman[e]-français. Từ năm 1893, ông tiếp tục xuất bản sách dạy tiếng Lào, Malay, Tamoule (Tamil?), Ciampois (Chàm).

Năm 1874, Trương Vĩnh Ký đã được thế giới bình chọn là “nhà bác học về ngôn ngữ”, nằm trong danh sách 18 nhà bác học thế giới của thế kỷ XIX, được ghi tên vào các danh nhân thế giới trong Tự điển Larousse.

Ông cũng là người có công trong việc xây dựng và phát triển giáo dục, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Ông là tổ chức, quản lý tờ báo viết chữ Quốc ngữ đầu tiên mang tên là Gia Định báo (1865-1910). Ông cũng là người đề xướng việc thành lập Học viện Đông Dương (École française d'Extrême-Orient) năm 1898. Ông đã viết hơn 100 tác phẩm về lịch sử, địa lý, văn học, từ điển và dịch thuật, bằng nhiều thứ tiếng như tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng La Tinh và tiếng Campuchia.

Ông mất ngày 1/9/1898 tại Sài Gòn, được an táng tại nghĩa trang Thành Đức. Sau này, mộ của ông được chuyển về quê nhà Cái Mơn. Nhiều nơi đã đặt tên theo ông như: Đường Trương Vĩnh Ký ở Sài Gòn, Trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký ở Sài Gòn, Trường Tiểu học, THCS và THPT Vĩnh Ký ở quận Tân Bình, TP.HCM, Bảo tàng Trương Vĩnh Ký ở Bến Tre...

 

Tứ đại gia được mệnh danh ‘tỷ phú’ giàu có bậc nhất Việt Nam thời xưa: ‘Ông tổ’ của loạt nghành nghề

Đây được xem là những tỷ phú đời đầu của Việt Nam, sở hữu khối tài sản khủng, có người không ngần ngại tặng hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước; có người được coi là ‘ông tổ’ của loạt ngành kinh doanh là nền tảng phát triển cho ngày nay.