Danh tính vị vua kì quặc nhất sử Việt: Có 12 vợ nhưng không thích gần, ôm thị vệ ngủ hàng đêm
- Tứ đại gia được mệnh danh ‘tỷ phú’ giàu có bậc nhất Việt Nam thời xưa: ‘Ông tổ’ của loạt nghành nghề
- 4 đại gia sở hữu ‘nghìn tỷ’ dù chưa từng học đại học:Người thi 4 lần không đỗ, người bỏ học từ lớp 5
- Anh hùng duy nhất được suy tôn làm ‘Vị tướng Bồ Tát’: Bậc khai quốc công thần lẫy lừng triều Nguyễn
Vua Khải Định sinh ngày 8/10/1885, tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Ông là vị Hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn, là con của vua Đồng Khánh và Hòa Tần Dương Thị Thục. Ông lên ngôi năm 1916, sau khi vua Duy Tân bị Pháp Lưu đày. Ông trị vì đến năm 1925, khi qua đời ở tuổi 40. Ông được truy tôn miếu hiệu là Hoằng Tông.
Vua Khải Định duyệt tấu sớ.
Sử sách ghi chép lại, Khải Định là 1 vị vua nhu nhược trước sức ép của Pháp, không quan tâm chính sự mà chỉ ham chơi bời, xa xỉ, ăn tiêu. Ông tuân theo mọi chỉ dẫn của Pháp, chỉ để giữ ngai vàng. Các nhà yêu nước như Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ trích và chế giễu ông vì đã bán nước cho Pháp và sống trong xa hoa trong khi nhân dân bị Pháp bóc lột.
Vua Khải Định cùng người Pháp.
Ngoài ra, có 1 giai thoại cho rằng dù ăn chơi nhưng Khải Định không thích đàn bà hay thậm chí là “bất lực”. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu tâm lý hiện nay, vua Khải Định không phải bất lực, mà là không thích gần đàn bà. Trong cuốn Chuyện nội cung các vua Nguyễn, ông Nguyễn Đắc Xuân viết: "... Những buổi sáng phải ra điện Cần Chính thiết triều, các bà đứng hai hàng bái yết đón chào, vua liền dùng tay ôm gọn hai vạt áo bào sát vào người để khỏi vướng vào đàn bà".
Trong suốt những năm trị vì, vua Khải Định có 12 bà vợ tuy nhiên ông không ăn nằm với bất kì bà vợ nào. Ông đã nuôi Nguyễn Đắc Vọng làm thị vệ và thường ôm ông Vọng để ngủ. Cũng nhờ sự ưu ái và khéo léo của trong việc phục tùng này mà ông Vọng được thăng chức nhanh lên Ngũ đẳng Thị vệ.
Trước những buổi ca múa nhạc do vũ công trình bày vua Khải Định luôn tỏ ra buồn chán. Ông thậm chí còn bảo quan hãy thay thế bằng vũ công nam và yêu cầu họ phải thoa phấn, đánh má hồng và tô môi son đỏ; thậm chí cho họ mặc áo quần màu lòe loẹt… Theo một nghiên cứu, vua Khải Định cũng có sở thích ăn mặc đẹp, thiết kế những áo quần nhiều màu sắc, mang nhiều nữ trang trên người và đội nón lá.
Vua Khải Định và Hoàng tử Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại sau này).
Ông có nhiều vợ nhưng mãi mà không bà nào có con. Bỗng 1 ngày khi vừa dùng thuốc, vua nổi cơn ham muốn. Lúc ấy không có vợ kế bên nên vua liền thị tẩm 1 cung nữ gần đó tên Hoàng Thị Cúc. Sau đó, cung nữ này có bầu và sinh ra hoàng tử Vĩnh Thụy. Tuy nhiên, sau này lại có tin đồn rằng Vĩnh Thụy không phải con vua Khải Định, phần lớn xuất phát từ miệng những kẻ đối lập với Khải Định và Bảo Đại.
Cho đến hiện tại, nghi án Vĩnh Thụy ( tức vua Bảo Đại) là con ai vẫn là bí mật của cung đình.
Người Việt duy nhất trên thế giới làm tướng của 2 quốc gia, được đặt tên đường ở cả Hà Nội và TP.HCM
Ông là Việt Nam duy nhất trên thế giới là ‘lưỡng quốc tướng quân’, được phong hàm tướng ở cả Việt Nam và Trung Quốc. Tên của ông được đặt cho 2 con đường lớn ở cả Hà Nội và TP.HCM.