Đời sống

Mỹ nhân duy nhất của Việt Nam được ca tụng là Hoa hậu Đông Dương, thân thế cực khủng khó ai sánh nổi

Ở Việt Nam, nếu nói đến nhan sắc phái đẹp ngày xưa, những cái tên nổi tiếng sẽ lần lượt hiện ra, có thể kể đến như cô Ba Trà (Trần Ngọc Trà), điệp báo viên Nguyễn Thị Hồng, hay ở Hà Nội sẽ có cô Phượng Hàng Ngang, cô Síu Cột Cờ, cô Nga Hàng Gai, cô Bính Hàng Đẫy… Nhưng để nói đâu là người nổi tiếng nhất, chắc chắn bà Nguyễn Hữu Thị Lan, tức Nam Phương Hoàng hậu sẽ được nghĩ đến đầu tiên.

hoang-hau-nam-phuong-10

Tài liệu sử ghi lại, Nam Phương Hoàng hậu có tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 4/12/1914 ở huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay là thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Xuất thân của Nam Phương Hoàng hậu đã là thứ mà các cô gái khác không thể theo kịp. Bà là con gái của một gia đình gia giáo, giàu có bậc nhất miền Nam khi đó.

hoang-hau-nam-phuong-1

hoang-hau-nam-phuong-2

Cha của Hoa hậu Nam Phương là ông Nguyễn Hữu Hào, mẹ là Lê Thị Bính, ông ngoại là Lê Phát Đạt (ông Huyện Sỹ, 1 trong 4 người giàu nhất Việt Nam đầu thế kỷ 20).

Từ bé Nam Phương Hoàng hậu đã nổi tiếng xinh đẹp, giỏi giang. Nhờ sinh ra trong gia đình giàu có nên bà lại càng có cơ hội phát triển bản thân. Năm lớp 12, Nam Phương Hoàng hậu sang Pháp du học ở trường nữ sinh Couvent des Oiseaux. Đến 9/1932 thì bà về nước.

hoang-hau-nam-phuong-3

hoang-hau-nam-phuong-7

hoang-hau-nam-phuong-8

Cũng từ đó, xuất hiện thông tin Nam Phương Hoàng hậu sau khi về nước đã thi Hoa hậu Đông Dương 3 lần và giành được 3 vương miện. Kể từ đó mỹ nhân này càng nổi tiếng khắp nơi. Thậm chí có giai thoại cho biết nhiều người phải lặn lội đến Sài Gòn để được nhìn thấy Nam Phương Hoàng hậu đi trên phố.

hoang-hau-nam-phuong-4

hoang-hau-nam-phuong-9

Tuy nhiên, theo nhà sử học Dương Trung Quốc, thời kỳ Nam Phương Hoàng hậu sống chưa có cuộc thi sắc đẹp nào được tổ chức quy củ trên quy mô ba nước Đông Dương. Danh hiệu “Hoa hậu Đông Dương” gắn cho bà nhiều khả năng chỉ đơn giản là vì mọi người thấy quá đẹp nên gọi như vậy.

Tạm gác chuyện danh xưng này sang một bên, điều không thể phủ nhận là nhan sắc, trí tuệ hơn người của vị hoàng hậu cuối cùng trong chế độ phong kiến Việt Nam là điều không phải tranh cãi. Nguyễn Hữu Thị Lan và vua Bảo Đại nên duyên sau một buổi dạ tiệc ở Đà Lạt năm 1934. Vì quá si mê cô gái xinh đẹp, xuất thân trâm anh thế phiệt này mà vua Bảo Đại đã ra sức chinh phục.

hoang-hau-nam-phuong-11

hoang-hau-nam-phuong-12

hoang-hau-nam-phuong-13

Hôn lễ của cả hai được tổ chức vào tháng 3/1934. Lễ tấn phong Hoàng hậu của Nguyễn Hữu Thị Lan rất long trọng và cũng là độc nhất vô nhị lịch sử Việt Nam. Bởi trước đến nay chưa từng có ai được tấn phong làm Hoàng hậu ngay sau khi cưới. 12 đời Tiên Đế nhà Nguyễn trước đó, tất cả các chính cung chỉ được phong Hoàng quý phi khi sống, mãi sau khi chết đi mới truy phong làm Hoàng hậu.

hoang-hau-nam-phuong-14

Nói về người vợ này của mình, vua Bảo Đại từng viết: “Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng”, hoặc “Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng Đế”.

hoang-hau-nam-phuong-5

hoang-hau-nam-phuong-6

Hiện tại còn rất nhiều tư liệu hình ảnh về Nam Phương Hoàng hậu. Dù dấu vết của năm tháng in hằn rõ trên nước ảnh, nhưng nhan sắc của bà vẫn luôn được ngưỡng mộ. Ngoài xinh đẹp, trí tuệ, vị Hoàng hậu này còn trở nên đặc biệt khi có vóc dáng rất cao ráo, khác biệt với đa số phụ nữ Việt Nam khi đó. Trang phục ưa thích của bà là áo dài truyền thống hoặc váy midi tân thời. Ở Nam Phương Hoàng hậu, dễ dàng nhận ra sự pha trộn hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, vẻ đẹp mà đến nay vẫn nhiều cô gái ao ước.

 

Con đường có tên ngắn nhất Việt Nam, chỉ vỏn vẹn 3 ký tự, nhiều người còn chưa từng nghe qua

Tên đường ở Việt Nam rất đa dạng, được đặt theo tên người, số, sự vật, đặc tính sinh hoạt… Vậy đâu là con đường có tên ngắn nhất?