Huyền thoại tình báo VN là nguyên mẫu của Ván Bài Lật Ngửa, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Việt Nam có rất nhiều nhà tình báo nổi tiếng, nổi tiếng với cả thế giới. Trong số đó, Phạm Ngọc Thảo (còn gọi là Albert Thảo) được đánh giá là cán bộ tình báo xuất sắc nhất, đặc biệt nhất. Khi còn hoạt động, ông có vỏ bọc là sĩ quan cấp cao trong Quân lực VNCH, chính khách có ảnh hưởng trong chính quyền Sài Gòn thời điểm đó. Mãi sau này chiến tranh kết thúc, thân phận của ông Phạm Ngọc Thảo mới được tiết lộ.
Ông Phạm Ngọc Thảo sinh năm 1922, xuất thân trong gia đình yêu nước. Ông nội ông là chí sĩ ái quốc Phạm Ngọc Lành, anh trai là luật sư Gaston Phạm Ngọc Thuần (Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam bộ, sau là Đại sứ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở CHDC Đức). Ngoài ra ông Thảo còn có một người anh là Lucien Phạm Ngọc Hùng (Ủy viên Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam).
Xuất thân từ gia đình có nền tảng, được đầu tư ăn học từ nhỏ nhưng Phạm Ngọc Thảo chọn con đường khác với các anh em của mình. Ông không du học Pháp mà học ở Hà Nội, tốt nghiệp Trường kỹ sư công chánh vào năm 1942 rồi sau đó về Sài Gòn làm việc.
Năm 1946, Phạm Ngọc Thảo cùng 12 chiến sĩ Nam Bộ khác ra Sơn Tây học trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (sau này là Trường Sĩ quan Lục quân I, hiện là Đại học Trần Quốc Tuấn). Tốt nghiệp xong ông về Phú Yên làm giao liên. Về sau Phạm Ngọc Thảo nhận chức Trưởng phòng mật vụ Ban quân sự Nam Bộ - tổ chức tình báo đầu tiên của cách mạng tại Nam Bộ, rồi lên làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 410, Quân khu 9.
1952 – 1953, Phạm Ngọc Thảo là sĩ quan tham mưu trong 1 số đơn vị chủ lực của Việt Minh ở miền Tây Nam Bộ. Sau Hiệp định Geneve, ông được đích thân Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn chỉ định hình thành “lực lượng thứ ba” tại miền Nam, phòng trừ trường hợp Hiệp định Geneve không được thi hành. Đây được đánh giá là nhiệm vụ rất đặc biệt, chưa từng có tiền lệ trong công tác cách mạng của ta thời điểm đó.
Ông Phạm Ngọc Thảo khi thực hiện nhiệm vụ được tùy cơ ứng biến, hoạt động độc lập và không phải theo bất cứ một chế định nào. Nhà tình báo này không có đồng đội hỗ trợ trực tiếp, chỉ chịu sự chỉ đạo về chiến lược của Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn mà thôi.
Bằng sự khéo léo, mưu trí, ông Phạm Ngọc Thảo đã tạo dựng được vỏ bọc vô cùng hoàn hảo ở chính trường Sài Gòn thời bấy giờ. Dù là thời điểm nào ông cũng cho thấy bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định và ý thức kỷ luật rất cao.
Năm 1987, ông Phạm Ngọc Thảo được truy tặng danh hiệu liệt sĩ, quân hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Đến năm 1995, ông được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hiện tại, tên của ông được chọn đặt cho một con đường ở quận Tân Phú, TP.HCM.
Sau này, nhà văn Trần Bạch Đằng đã dùng hình ảnh ông Phạm Ngọc Thảo để xây dựng nhân vật Nguyễn Thành Luân trong tiểu thuyết “Ván bài lật ngửa”. Diễn viên Nguyễn Chánh Tín là người được giao vai diễn quan trọng đó. Ông được các đồng đội của ông Phạm Ngọc Thảo đánh giá là thể hiện rất tốt thần thái, phong cách nhà tình báo chiến lược nổi tiếng.
Bản thân Nguyễn Chánh Tín cũng rất trân trọng vai diễn Nguyễn Thành Luân trong “Ván bài lật ngửa”. Nhờ sự thành công của bộ phim mà tên tuổi nam diễn viên lên như “diều gặp gió”. Đến hiện tại, dù Nguyễn Chánh Tín đã qua đời nhưng mỗi lần nhắc đến vai diễn để đời của ông, người hâm mộ lập tức nghĩ đến vai Đại tá Thành Luân năm nào.
Nữ anh hùng Việt Nam gây ấn tượng với thế giới nhờ khả năng vác nặng vượt giới hạn tại chiến trường
Người phụ nữ này đã đi vào lịch sử Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Năm 19 tuổi bà đã làm được điều phi thường, vượt quá giới hạn của con người.