Khám phá mới

Điểm mặt Top 5 loài vật ‘hồi sinh’ sau hàng triệu năm vắng bóng: Số 1 từng xuất hiện tại Việt Nam

Những loài vật này vừa được giới khoa học phát hiện và nhận xét như một hiện tượng "hiệu ứng hồi sinh" (lazarus effect) khi chúng bất ngờ trở lại sau hàng triệu năm không được ghi nhận trên trái đất về sự tồn tại.

1. Chuột đá Lào

Chuột núi Lào hay gọi là chuột đá Lào (tên khoa học là Laonastes aenigmamus) là loài gặm nhấm sống ở miền Khammuane của Lào. Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện loài thú này vào năm 2005 ở Khu Bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia Hin Nậm Nô (Khăm Muộn, Lào) với hình dạng loài chuột và đặt tên cho chúng.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu đặc điểm hình thái của chuột đá Lào với các mẫu hóa thạch của họ thú cổ Diatomydae và giới khoa học khẳng định chuột đá Lào là loài sống sót duy nhất của họ thú cổ Diatomydae đã bị xem là tuyệt chủng từ kỷ Miocence cách đây khoảng 11 triệu năm.

Chuột đá Lào trưởng thành có chiều dài khoảng 26 cm (tính cả chiều dài đuôi), nặng khoảng 400 gram, nơi sinh sống của chúng trên các mỏm núi đá thuộc tỉnh Khammouan (Lào) và một số vùng thuộc Việt Nam.

2. Cóc tía Ấn Độ

Loài cóc màu tím có hình dạng kỳ dị này được tìm thấy ở miền tây Ấn Độ vào năm 2003, theo quan sát của giới khoa học nó có chiếc mũi nhọn, mắt nhỏ xíu và thân hình mập mạp với chiều dài 7 cm, tên khoa học của nó là Nasikabatrachus sahyadrensis.

Các nhà khoa học nhận định đây không phải con cóc bình thường bởi nó thuộc dòng dõi hoàng tộc nếu xét về mặt tiến hóa, điều này cho thấy đại diện cuối cùng của loài cóc đã nhảy quanh chân khủng long vào kỷ Phấn trắng hơn 65 triệu năm trước đây.

3. Kiến sao Hỏa

Tên khoa học của loài kiến này là Martialis heureka, dịch theo nghĩa đen là "kiến có nguồn gốc từ sao Hỏa". Kiến sao Hỏa không thay đổi gì nhiều trong hơn 120 triệu năm qua khi chúng chỉ sống dưới lòng đất. Chiều dài của chúng khoảng 2 đến 3 mm có màu mờ nhạt, mặc dù không có mắt nhưng hàm trên của loài kiến này khá lớn. Christian Rabeling thuộc đại học Texas (Austin) đã phát hiện loài kiến này ở Amazon vào năm 2007. Chúng là một trong những loài tồn tại lâu nhất trên hành tinh.

4. Lươn Protoanguilla Palau

Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện loài lươn mới khi lặn xuống hang động dưới đáy biển của nước Cộng hòa Palau vào năm 2011. Theo kết quả từ nghiên cứu, họ nhận định loài này đã tiến hóa độc lập trong 200 năm qua, có nguồn gốc đầu thời Trung Sinh, khi khủng long bắt đầu thống trị hành tinh. Và chắc chắn chúng sẽ phân bố rộng rãi hơn nữa vì hang động nơi chúng trú ngự có tuổi đời từ 60 đến 70 triệu năm.

5. Cua móng ngựa

Đây  là một loài động vật chân đốt thuộc họ Limilidae, chúng thường sinh sống ở vùng bờ Đại Tây Dương và có liên hệ họ hàng với loài nhện, ve và bọ cạp hơn là với cua. Tổ tiên của chúng tồn tại ở kỷ Paleozoic ở vùng biển sâu, sau đó tiến hóa và biến đổi một chút rồi giữ nguyên cấu trúc như thế trong hơn 445 triệu năm sau đó.

Điều đặc biệt máu của loài cua móng ngựa có màu xanh lam và chứa một chất hóa học Limulus amebocyte lysate (LAL) vàTachypleus amebocyte lysate (TAL), đây là hóa chất này (thuốc thử thông thường trong phòng thí nghiệm) được sử dụng để phát hiện vi khuẩn trong thiết bị y tế và vắc-xin.

 

Hé lộ ngành học luôn khát nhân lực, lương hơn 100 triệu/tháng: Cơ hội vàng dành cho các sinh viên

Đây là một trong những ngành học có mức lương cao hơn so với mặt bằng chung mà nhiều người không nghĩ tới.