Đời sống

Loạt đại gia nổi danh cả nước sinh ở Bình Định: Ông Dũng 'Lò Vôi', Bầu Đức và Chủ tịch Tôn Hoa Sen

 

Những doanh nhân thành đạt và nổi tiếng đất Bình Định có thể nhắc đến như ông  Lê Phước Vũ, ông Đoàn Nguyên Đức hay ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng "lò vôi),...

Đại gia Dũng "lò vôi"- ông chủ Đại Nam

Sinh năm năm 1961 tại Tuy Phước, Bình Định, ông Huỳnh Uy Dũng ban đầu có tên khai sinh là Huỳnh Phi Dũng. Được biết sau đó ông đã tự đổi tên với mục đích mong muốn cuộc đời bớt sóng gió.

Quá trình lập nghiệp của ông Huỳnh Uy Dũng gắn liền với ‘chiếc lò vôi’ khi ông là người đi đầu trong việc xây dựng mô hình khu công nghiệp hiện đại đầu tiên ở Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. Sau quá trình khởi nghiệp đầy thành công và táo bạo, đại gia này đã nắm trong tay loạt bất động sản và tài sản khủng như: Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, Khu đô thị Trung Tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu dân cư Sóng Thần, Khu đô thị thương mại dịch vụ Sóng Thần…

Chưa dừng lại ở đó, tên tuổi của ông Dũng Lò Vôi đã vang xa cả nước khi khi cho xây dựng khu du lịch kết hợp tâm lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến (Đại Nam). Với diện tích lên tới 450 ha, khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến ở Bình Dương có kinh phí đầu tư lên tới 6.000 tỷ đồng. 

Dù không góp mặt trong những danh sách những tỷ phú tỷ đô của Forbes nhưng ông Huỳnh Uy Dũng vẫn được nhận định là 1 trong những người giàu nhất Việt Nam. Thậm chí các công ty kiểm toán còn cho rằng khối tài sản của ông Dũng có thể lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng nếu cổ phần hóa. Thế nhưng ông Dũng có vẻ không quá quan tâm đến điều này lắm vì theo như những lời chia sẻ trên báo chí ông chỉ coi tiền bạc là vật ngoài thân!

 

Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - Ông Đoàn Nguyên Đức

Xuất thân trong 1 gia đình nông dân nghèo, đông anh em ở  An Nhơn, Bình Định, từ nhỏ ông Đoàn Nguyên Đức đã chứng kiến cảnh mẹ phải tần tảo nuôi 9 anh em với những bữa cơm độn khoai sắn nên ông chỉ có 1 mong muốn duy nhất là được đi học, học giỏi để có nghề nghiệp thoát cảnh cuộc sống khó khăn!

Từng khăn gói vào TP HCM thi đại học vào năm 1982, ông Đức bị trượt và phải về quê nhưng ông vẫn tranh thủ học bài sau những giờ dắt trâu ra đồng. Tuy nhiên có lẽ ông không có duyên với trường đại học khi 4 lần thi vẫn không đỗ đạt. 

Vào năm 22 tuổi, ông Đoàn Nguyên Đức đã rời khỏi quê làm đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân. Chính điều này đã giúp ông Đức có nhiều kinh nghiệm và tìm cho mình 1 lối đi riêng. Khi đã tích góp được 1 khoản tiền, ông đã mở một phân xưởng nhỏ để đóng bàn ghế tại quê nhà vào thời điểm 1990. Dần dần, ông mở rộng việc sản xuất đồ nội thất và đá sân sang nhiều lĩnh vực khác, phải kể đến là lĩnh vực bất động sản từ đó thành lập Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen - Ông Lê Phước Vũ 

Sinh ra trong 1 gia đình khó khăn ở Bình Định, ông Lê Phước Vũ phải làm nhiều việc để có thể theo học tại Trung cấp Giao thông. Tuy vậy, ông vẫn đạt được kết quả xuất sắc và được giữ làm giảng viên sau khi tốt nghiệp. Thế nhưng ông đã từ chối cơ hội này vì lo sợ không thể đỡ đần cho gia đình. Thay vì đó, ông cùng gia đình đi xa lập nghiệp, làm cho 1 công ty vận vận tải ở Tây Ninh. Tuy nhiên cuộc sống của gia đình ông vẫn hết sức khó khăn. Khi trở lại Sài Gòn lần 2, ông được mời làm quản đốc Công ty Gỗ Đức Thành.

Cũng nhờ vị trí này mà ông gặp được 1 giám đốc công ty thép ở nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam và nhận lời gợi ý tự kinh doanh. Đến năm 1994, ông Lê Phước Vũ khởi nghiệp kinh doanh bán tôn với vốn là 2 chỉ vàng. 3 năm sau khi cửa hàng không hiệu quả, ông Vũ ngay lập tức nghĩ đến việc sản xuất bằng cách mở 1 xưởng cán tôn. Gặp nhiều khó khăn từ trang thiết bị cho tới việc cạnh tranh với nhiều công ty khác, xưởng của ông nhiều lúc ngấp nghé phá sản. Tuy nhiên, sau đó, nhiều khách hàng đã đến với xưởng của ông Vũ và khiến chuyện kinh doanh thuận lợi, ông Vũ cũng có ý định mở rộng và mở thêm nhiều xưởng cán tôn khác. 

Đến năm 2011,  CTCP Hoa Sen được ông Lê Phước Vũ thành lập với số vốn 30 tỷ đồng, vỏn vẹn 22 nhân viên. Tuy nhiên, chỉ từ công ty nhỏ này, ông Lê Phước Vũ đã xây dựng thành công lên cả một Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn tại Việt Nam.

 

Danh tính nữ đại gia Việt Nam đầu tiên sở hữu Rolls-Royce: Biển số trùng thất và cái kết 'xộ khám'

Là người từng khiến ‘giới ăn chơi” với tròn mắt ngưỡng mộ khi dẫn về chiếc xe Rolls-Royce biển số 77L7777 (thất trùng thất) đắt tiền và sang nhất Việt Nam, bà trùm bất động sản Dương Thị Bạch Diệp cuối cùng lại lâm vào bước đường tù tội.