Tài chính

Cảnh tượng đau đớn xảy ra khi một quốc gia vỡ nợ, liệu có phải ‘bán nước’ để trả?

Cảnh tượng đau đớn xảy ra khi một quốc gia vỡ nợ, liệu có phải ‘bán nước’ để trả?

Thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc vỡ nợ quy mô lớn. Năm 2020, loạt quốc gia như Lebanon, Argentina, Belize, Zambia, Suriname lần lượt tuyên bố vỡ nợ, chìm vào khủng hoảng  kinh tế.

Trước đó, chỉ trong 2 năm là 2017 và 2018 Venezuela tuyên bố vỡ nợ. Nền kinh tế của quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới rơi tự do, gần như không còn nguồn thu nào đáng kể ngoại trừ xuất khẩu dầu mỏ.

Còn rất rất nhiều ví dụ khác về chuyện vỡ nợ quy mô quốc gia. Câu hỏi đặt ra là khi một đất nước tuyên bố vỡ nợ, họ phải đối diện với điều gì? Liệu có phải bán các tỉnh thành, địa phương để trả nợ như lời đồn?

quoc-gia-vo-no-1-1687425410.jpg
Người Hy Lạp xếp hàng chờ rút tiền bên ngoài ATM tháng 6/2015. Ảnh: Reuters
 

Đầu tiên, cần hiểu một quốc gia vỡ nợ là như thế nào. Hiểu một cách đơn giản, khi lỡ hạn thanh toán, làm sai thỏa thuận, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ. Chuyện này có từ hàng thế kỷ trước. Trong giai đoạn trị vì, vua Tây Ban Nha – Philip II từng bất lực nhìn đất nước của mình 4 lần vỡ nợ. Con số đó lần lượt là 7 và 9 với Hy Lạp và Argentina trong vòng 200 năm qua. Có đến 147 chính phủ đã vỡ nợ từ năm 1960 đến nay (số liệu do Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF thống kê).

Thực tế thì đối tượng vỡ nợ không phải quốc gia mà là các chính phủ. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chuyện vỡ nợ xảy ra khi chính phủ không có khả năng, không muốn thực hiện nghĩa vụ nợ với người cho vay.

Vỡ nợ có nhiều nguyên nhân, có thể do kinh tế yếu, chi tiêu bất cẩn, tăng trưởng chậm, thất nghiệp cao hay bất ổn chính trị, quản lý tài chính kém… Dĩ nhiên chẳng có một quốc gia nào mong muốn rơi vào tình cảnh vỡ nợ. Đây được xem là thời kỳ đau đớn nhất với một đất nước.

quoc-gia-vo-no-2-1687425410.jpg
Người dân Venezuela xếp hàng dài chờ mua lương thực. Ảnh: Reuters
 

Khi vỡ nợ xảy ra, nhà đầu tư, người gửi tiền vì sợ nội tệ mất giá mà đổ xô đi rút tiền, chuyển chúng ra  nước ngoài. Chính phủ sẽ phải đóng cửa ngân hàng, áp đặt biện pháp kiểm soát vốn để ngăn tình trạng trên xảy ra, cứu vớt giá trị cho đồng  nội tệ.

Năm 2015, Hy Lạp phải đóng cửa thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng trong 1 tuần. Họ hạn chế lượng tiền mặt rút ra mỗi ngày, các giao dịch thanh toán với nước ngoài.

Khi một quốc gia vỡ nợ đơn nhiên không giống với một cá nhân hay doanh nghiệp. Họ sẽ không phá sản mà tái cấu trúc nợ bằng cách đàm phán với chủ nợ về gia hạn thời gian trả nợ hoặc hạ giá nội tệ. Khi đồng nội tệ yếu đi, hàng xuất khẩu cũng rẻ đi, từ đó kinh tế tăng trưởng mạnh hơn và có thể trả nợ dễ hơn. GDP đất nước vỡ nợ sẽ giảm trong nhiều năm liên tiếp.

quoc-gia-vo-no-3-1687425410.jpg
Cửa kính ngân hàng Bank of Beirut bị vỡ sau một cuộc biểu tình năm 2020. Ảnh: AP
 

Nhưng đó không phải tất cả. Quốc gia một khi đã vỡ nợ thì không thể “ăn tiêu” thoải mái như trước. Nói nôm na, họ sẽ phải “thắt lưng buộc bụng” rất khắc nghiệt. Hy Lạp từng được cứu trợ 86 tỷ euro trong 3 năm từ các chủ nợ là   Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM). Tuy nhiên đi kèm đó là loạt quy định, điều khoản cải tổ, thắt chặt chi tiêu cực kỳ chặt chẽ.

Một quốc gia vỡ nợ coi như bị mất đi uy tín, sẽ khó đi vay sau này. Trong trường hợp được vay thì họ cũng sẽ phải trả lãi suất cao hơn. Một số chủ nợ vẫn sẵn sàng cho các quốc gia từng vỡ nợ vay tiền, miễn là họ nhận được khoản trả tương xứng.

 

Siêu đập Tam Hiệp bị đe dọa bởi ‘thế lực’ khủng khiếp, quân đội Trung Quốc phải lập tức vào cuộc

Dù đã tính toán đến chuyện đập Tam Hiệp có thể bị tấn công, nhưng các kỹ sư lại không lường trước được mối nguy hiểm rình rập này. Con đập lớn nhất thế giới đang đối diện với nguy cơ tắc nghẽn, ô nhiễm nặng.