Tiết lộ địa phương học giỏi bậc nhất Việt Nam, vua Tự Đức nể phục phải thốt lên ca ngợi
Việt Nam có nhiều địa phương nổi tiếng hiếu học, nhưng để nói đến nơi có nhiều tiến sĩ nhất trong thời phong kiến, làng Mộ Trạch tại Hải Dương mới là nơi nổi đình nổi đám nhất.
Trong Bia ký tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám có ghi rõ, làng Mộ Trạch có đến 36 vị tiến sĩ trong tổng số 3000 tiến sĩ Nho học ở Việt Nam. 18/83 tấm bia đá ở Văn Miếu Hà Nội là của các tiến sĩ có quê tại Mộ Trạch. Năm 2008, Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam đã công nhận làng Mộ Trạch là nơi có nhiều tiến sĩ nho học nhất nước ta trong thế kỷ XIV – XVIII. Chỉ những con số đó cũng đã đủ thấy địa phương này đáng ngưỡng mộ như thế nào.
Cảm phục tài đức, sự hiếu học của người làng Mộ Trạch, vua Tự Đức khi xem lại lịch sử khoa thi đã phải ban chiếu khen ngợi: “Mộ Trạch nhất gia bán thiên hạ” (ý muốn nói người làng Mộ Trạch bằng nửa thiên hạ).
Làng Mộ Trạch hiện thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Đây là nơi giàu thành tích khoa bảng từ ngày xưa. Có câu truyền miệng rằng: “Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm”. Xưa kia làng Mộ Trạch vốn có tên Chằm.
Dân gian truyền lại rằng thành hoàng của làng Mộ Trạch có tên húy là Vũ Hồn. Ông đã lập làng, mở lớp dạy học cho người dân. Nhờ đó mà mọi người được khai trí. Dòng họ Vũ cũng là dòng họ phổ biến nhất ở làng Mộ Trạch ngày nay.
Người đầu tiên đỗ tiến sĩ ở Mộ Trạch là hai anh em ruột Vũ Nghiêu Tá và Vũ Hán Bi. Cả hai đỗ thái học sinh vào năm Giáp Thìn 1304 dưới triều đại vua Trần Anh Tông. Kể từ đó, làng Mộ Trạch liên tiếp có nhân tài đỗ tiến sĩ. Trong số 36 tiến sĩ có một trạng nguyên là ông Lê Nại (đỗ năm 1505), 11 hoàng giáp. Những người đỗ đạt cao đều làm đến chức cao, 1 người làm tể tướng, 4 người làm bồi tụng, 14 người làm thượng thư, 5 người làm quận công.
Nhắc đến làng Mộ Trạch, người dân có câu truyền miệng nổi tiếng về 5 vị trạng: Trạng chữ Lê Nại, trạng toán (Vũ Hữu), trạng cờ (Vũ Huyên), trạng vật (Vũ Phong), trạng chạy (Vũ Cương Trực). Trong làng này còn có gia đình tam đại tiến sĩ khi cả 3 đời ông, cha, cháu đều đỗ tiến sĩ. Đó là nhà Vũ Bạt Tụy (ông), Vũ Duy Đoán (cha), Vũ Duy Khuông (cháu) dưới triều vua Lê Thánh Tông.
Năm 1656, triều đình chỉ lấy ra 6 người trong số 3000 người dự thi. Đáng nói, riêng làng Mộ Trạch đã chiếm 3/6 người đó. Tất cả họ đều có tuổi rất trẻ, chỉ từ 21-23 tuổi.
Không phải Vua Hùng, đây mới là vị vua đầu tiên của Việt Nam, học sinh giỏi Sử chưa chắc biết
Nhiều người vẫn nghĩ Vua Hùng là vị vua đầu tiên của Việt Nam. Nhưng sự thật lại hoàn toàn không phải.