Bình Thuận trồng được 1 loại 'siêu trái cây' đạt Kỷ lục châu Á, được bảo hộ ở 14 quốc gia
Bình Thuận được xem là “thủ phủ” trồng thanh long của nước ta. Là tỉnh duyên hải ở cực Nam Trung Bộ, Bình Thuận có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển. Tuy có khí hậu khá khắc nghiệt khi hanh khô quay năm và phải hứng từ gió mùa Tây Nam cho đến gió mùa Đông Bắc thổi từ biển vào, nhưng thổ nhưỡng dưới cái nắng khô của biển nhiệt đới lại khiến trái Thanh long Bình Thuận mang một hương vị rất riêng!
Với chất lượng vượt trội, quả thanh long Bình Thuận được thị trường trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích.
Đầu tháng 4/2023, thanh long Bình Thuận đã đạt giá trị Kỷ lục châu Á theo Bộ tiêu chí của Tổ chức Kỷ lục châu Á quy định.
Bình Thuận có 30.000 ha trồng thanh long, cũng là địa phương có diện tích trồng loại quả này lớn nhất nước ta với sản lượng bình quân lên tới 500.000 tấn.
Theo đó, trên địa bàn của tỉnh có 5 địa phương đủ năng lực cung cấp quả thanh long đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu là: huyện Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, huyện Bắc Bình và thành phố Phan Thiết. 90% sản lượng Thanh long xuất khẩu của nước ta đều đến từ Bình Thuận.
Hiện tại, các loại thanh long được trồng tại Bình Thuận rất đa dạng như: Ruột trắng vỏ hồng, ruột đỏ vỏ hồng, ruột tím vỏ hồng và ruột trắng vỏ vàng. Không chỉ tiêu thụ thanh long tươi, người dân Bình Thuận còn chế biến thanh long bằng phương pháp sấy khô, làm rượu, giấm, mứt, nước ép…
Thanh long ở Bình Thuận có những đặc điểm nổi trội phải kể đến như: Màu sắc rực rỡ, dễ bảo quản, tốt cho sức khỏe…
Có lẽ người Việt Nam đã quá quen thuộc với thanh long nhưng loại quả này trên thế giới được xem là “siêu trái cây” và săn lùng vì nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe. Đặc biệt, ở thị trường Trung Quốc đặc biệt rất ưa chuộng loại quả này. Tờ China Daily (Trung Quốc) từng đưa tin về nhu cầu thanh long chất lượng cao của nước này ngày càng tăng trong đó Việt Nam là nguồn nhập khẩu lớn nhất.
Cục Bảo vệ thực vật chứng nhận sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP cho Thanh long Bình Thuận cũng như phía Mỹ đã công nhận mã số truy xuất nguồn gốc. Loại quả đặc sản của Bình Thuận này được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý tại các nước trong khối Liên minh châu Âu (EU) theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU ở nước ngoài. Nhãn hiệu Thanh long “Bình Thuận Dragon Fruit” được bảo hộ ở 14 nước, vùng lãnh thổ bảo hộ: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Hoa Kỳ, Singapore.
Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam có chia sẻ về cách trồng thanh long ở Bình Thuận: “Thanh long Bình Thuận thường được nông dân nhân giống vô tính bằng một đoạn dây thanh long gọi là hom. Sau khoảng 3 – 4 tháng cây sẽ bắt đầu leo trụ và ra nụ hoa sau 8 tháng tiếp theo nếu được chăm sóc tốt. 1,5 tháng là thời gian từ khi thanh long ra nụ đến khi quả chín có thể thu hoạch được. Mùa mưa là thời điểm thích hợp nhất để thanh long thụ phấn và đậu quả. Sau khoảng 12 tháng trồng, thanh long sẽ bắt đầu cho ra quả bói và sau khoảng 3 năm trồng và chăm bón, thanh long sẽ cho năng suất cao và ổn định. Ước tính tuổi thọ trung bình của thanh long là từ 10 đến hơn 20 năm. Đặc biệt, để tăng giá trị kinh tế, nông dân thúc cây thanh long ra trái nghịch vụ, nâng sản lượng lên thêm 3-6 lứa bằng cách chong đèn. “
Trường Đại học rộng nhất nội thành Hà Nội: Diện tích gần bằng nửa 1 phường ở Thủ Đô
Trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều trường đại học nổi tiếng cả nước, vậy bạn có biết đâu là trường đại học rộng nhất trong khu vực nội thành?