Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử là tứ đại danh tác của Trung Quốc, nổi danh cả thế giới. Trong đó, hành trình thỉnh kinh của bốn thầy trò Đường Tăng có lẽ là gần gũi nhất với các khán giả Việt Nam. Kể từ khi lên sóng đầu tiên vào năm 1986 đến nay, Tây Du Ký vẫn chiếm giữ một vị trí đặc biệt trong lòng nhiều người xem.
Nếu theo dõi kỹ, hẳn nhiều người không tránh khỏi những thắc mắc về các nhân vật trong Tây Du Ký. Cho đến nay, nó vẫn là đề tài khiến tất cả phải tranh luận, đi tìm câu trả lời.
Vì sao Ngộ Không được chọn làm đại đồ đệ của Đường Tăng?
Đường Tăng có ba đồ đệ lần lượt là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng. Nhưng lý do nào mà Tôn Ngộ Không lại được chọn làm đại đồ đệ, mặc cho trước đó từng phạm trọng tội bị đày dưới núi Ngũ Hành? Đây vẫn mãi là thắc mắc của hàng triệu người xem. Nếu xét về đức, Ngộ Không hẳn có nhiều thiếu sót. Ngay cả khi theo Đường Tăng thỉnh kinh, giai đoạn đầu con khỉ này vẫn không kiềm chế được bản thân, còn rất ngỗ nghịch và cứng đầu. Nếu xét về tài, không ít lần Ngộ Không bị các yêu quái khiến cho đau đầu, phải nhờ đến sự trợ giúp của các vị thần tiên khác, không hẳn là bất khả chiến bại. Mối nhân duyên kỳ lạ giữa Ngộ Không và Đường Tăng thật khó giải thích. Cho đến nay, nhiều người vẫn tò mò về lý do Phật Tổ Như Lai lựa chọn Ngộ Không làm đại đồ đệ của Đường Tăng.
Bố mẹ của Tôn Ngộ Không là ai?
Tôn Ngộ Không vốn là một chú khỉ sinh ra từ vách đá ở Hoa Quả Sơn. Nhiều người cho rằng mẹ của Ngộ Không là Nữ Oa, vì bà tạo ra hòn đá Ngũ sắc. Cũng có lời đồn cha của Ngộ Không là Hạ Vũ, vì vợ Hạ Vũ biến thành hòn đá Vọng phu.
Thế nhưng, lại xuất hiện thông tin Thái Thượng Lão Quân tạo ra Ngộ Không. Lý do là bởi nơi con khỉ này sinh ra có cửu cung bát quái trận, gậy Như Ý cũng là do Lão Quân tạo ra. Mãi đến bây giờ, đây vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp chính xác.
Lục Nhĩ Mĩ Hầu (Tôn Ngộ Không giả) là ai?
Trên đường đi thỉnh kinh, thầy trò Đường Tăng gặp một tên Ngộ Không giả, gọi là Lục Nhĩ Mĩ Hầu. Xuất thân của tên này không rõ ràng, có ngoại hình y hệt Ngộ Không, đến cả gậy Như Ý cũng không lệch một phân. Thậm chí, tài trí còn ngang ngửa cả đại đồ đệ của Đường Tăng. Dù cuối cùng cũng bị hạ gục, nhưng thân thế của Lục Nhĩ Mĩ Hầu vẫn là điều mà nhiều khán giả tò mò.
Tổ sư Bồ Đề là ai?
Người thầy đầu tiên của Tôn Ngộ Không chính là Tổ sư Bồ Đề. Ông là ẩn sĩ toàn năng nổi tiếng, tinh thông nhiều thứ. Không xuất hiện quá nhiều nhưng ấn tượng của Tổ sư Bồ Đề để lại rất sâu sắc. Ông cũng là người có ảnh hưởng nhiều đến Ngộ Không sau này.
Trong Tây Du Ký, Tổ sư Bồ Đề ở tại Tây Ngưu Hạ Châu, trong “Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam tinh động”. Đây cũng là nơi Phật Tổ Như Lai cư ngụ. Liệu đây có phải sự trùng hợp? Nhiều ý kiến thì khẳng định rằng Tổ sư Bồ Đề là một vị tôn giả Tây phương.
Hé lộ thân thế người làm ra gậy Như Ý Tôn Ngộ Không, đinh ba Trư Bát Giới
(Techz.vn) – Những bảo vật của Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới được tạo ra từ một nhân vật khá kín tiếng, ít khi thể hiện bản thân.